Bệnh tay chân miệng có phải là bệnh cần phải tổ chức cách ly y tế không? Trung tâm y tế huyện có trách nhiệm gì đối với bệnh tay chân miệng?
Bệnh tay chân miệng có phải là bệnh cần phải tổ chức cách ly y tế không?
Bệnh tay chân miệng có phải là bệnh cần phải tổ chức cách ly y tế không, thì theo quy định tại khoản 7 Điều 11 Thông tư 17/2019/TT-BYT như sau:
Danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B phải tổ chức cách ly y tế
Danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B phải tổ chức cách ly y tế bao gồm:
1. Bệnh bạch hầu.
2. Bệnh ho gà.
3. Bệnh sởi.
4. Bệnh rubella.
5. Bệnh than.
6. Bệnh viêm màng não do não mô cầu.
7. Bệnh tay chân miệng.
8. Bệnh thủy đậu.
9. Bệnh quai bị.
Như vậy, theo quy định trên thì bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm phải tổ chức cách ly y tế.
Bệnh tay chân miệng có phải là bệnh cần phải tổ chức cách ly y tế không? (Hình từ Internet)
Trung tâm y tế huyện có trách nhiệm gì đối với bệnh tay chân miệng?
Trung tâm y tế huyện có trách nhiệm gì đối với bệnh tay chân miệng, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 17/2019/TT-BYT như sau:
Phân công trách nhiệm đáp ứng với bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm của các cơ sở y tế
1. Đối với tất cả bệnh truyền nhiễm nhóm C; bệnh truyền nhiễm nhóm B có số mắc thấp (thấp hơn số mắc trung bình của tuần hoặc tháng cùng kỳ của 3 năm gần nhất không tính số liệu của năm có dịch) và chưa có tử vong: Trạm Y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là xã) chủ động và chịu trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân xã để tổ chức triển khai các hoạt động đáp ứng phòng, chống bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn.
2. Đối với bệnh truyền nhiễm nhóm B có số mắc của xã hoặc huyện cao (số mắc vượt quá số mắc trung bình của tuần hoặc tháng cùng kỳ của 3 năm gần nhất, không tính số liệu của năm có dịch) hoặc có trường hợp tử vong: Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là huyện) chủ động và chịu trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện để tổ chức triển khai các hoạt động đáp ứng phòng chống bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn.
3. Đối với tất cả các bệnh truyền nhiễm nhóm A; bệnh truyền nhiễm nhóm B có từ 2 trường hợp tử vong trở lên nghi do cùng một bệnh hoặc cùng một tác nhân gây bệnh trên cùng địa bàn huyện trong vòng một tháng: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh) chủ động và chịu trách nhiệm đề nghị Sở Y tế tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh để tổ chức triển khai các hoạt động đáp ứng phòng chống bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn.
4. Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh có chức năng kiểm dịch y tế quốc tế chịu trách nhiệm điều tra, báo cáo và thực hiện các biện pháp đáp ứng phòng chống bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm tại khu vực cửa khẩu.
…
Như vậy, theo quy định trên thì đối với bệnh tay chân miệng có số mắc của xã hoặc huyện cao (số mắc vượt quá số mắc trung bình của tuần hoặc tháng cùng kỳ của 3 năm gần nhất, không tính số liệu của năm có dịch) hoặc có trường hợp tử vong thì Trung tâm Y tế huyện chủ động và chịu trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện để tổ chức triển khai các hoạt động đáp ứng phòng chống bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn.
Số liệu thống kê mắc bệnh tay chân miệng được xác định như thế nào?
Số liệu thống kê mắc bệnh tay chân miệng được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 54/2015/TT-BYT như sau:
Nội dung thông tin báo cáo
1. Số liệu thống kê mắc bệnh truyền nhiễm được xác định theo ngày khởi phát của bệnh nhân.
2. Báo cáo trường hợp bệnh: Danh mục các bệnh truyền nhiễm phải báo cáo trường hợp bệnh theo quy định tại Mục 1, Mục 2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này (bao gồm các trường hợp có chẩn đoán lâm sàng, các trường hợp có xác định của phòng xét nghiệm, các trường hợp điều trị nội trú, ngoại trú và các trường hợp được phát hiện tại cộng đồng). Nội dung báo cáo trường hợp bệnh thực hiện theo quy định tại Biểu mẫu 1 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Báo cáo tuần: Nội dung báo cáo tuần thực hiện theo quy định tại Biểu mẫu 2 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Số liệu báo cáo tuần được tính trong 07 ngày, từ 00h00 ngày thứ Hai đến 24h00 ngày Chủ nhật của tuần báo cáo.
4. Báo cáo tháng: Nội dung báo cáo tháng thực hiện theo quy định tại Biểu mẫu 3 và Biểu mẫu 4 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Danh mục bệnh phải báo cáo tháng theo quy định tại Mục 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. Số liệu báo cáo tháng được tính từ 00h00 ngày đầu tiên đến 24h00 ngày cuối cùng của tháng báo cáo.
5. Báo cáo năm: Nội dung báo cáo năm thực hiện theo quy định tại Biểu mẫu 5 và Biểu mẫu 6 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Số liệu báo cáo năm được tính từ 00h00 ngày đầu tiên đến 24h00 ngày cuối cùng của năm báo cáo.
6. Báo cáo ổ dịch (bao gồm báo cáo phát hiện ổ dịch bệnh truyền nhiễm, báo cáo ổ dịch bệnh truyền nhiễm đang hoạt động và báo cáo kết thúc ổ dịch): Nội dung báo cáo ổ dịch thực hiện theo quy định tại Biểu mẫu 7, Biểu mẫu 8, Biểu mẫu 9 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Số liệu báo cáo mỗi ngày được tính từ 00h00 đến 24h00 của ngày báo cáo.
7. Báo cáo đột xuất: Nội dung và số liệu báo cáo đột xuất thực hiện theo yêu cầu của cơ quan cấp trên cho từng công việc cụ thể.
Như vậy, theo quy định trên thì số liệu thống kê mắc bệnh tay chân miệng được xác định theo ngày khởi phát của bệnh nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quyết định cấp lại thẻ đảng viên bị mất cho cá nhân đảng viên như thế nào? Tải ở đâu? Thủ tục cấp lại thẻ đảng viên bị mất?
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?