Bệnh Lở mồm long móng là gì? Quy định về tiêm phòng bệnh Lở mồm long móng được thực hiện như thế nào?
Bệnh Lở mồm long móng là gì?
Căn cứ Mục 1 Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT có giới thiệu về bệnh Lở mồm long móng gia súc như sau:
1.1. Khái niệm bệnh
a) Bệnh Lở mồm long móng gia súc (Foot and Mouth Disease) là bệnh truyền nhiễm ở các loài động vật móng guốc chẵn, lây lan mạnh, gây ra bởi loài vi rút thuộc họ Picornaviridae, giống Aphthovirus. Vi rút có 7 típ là: A, O, C, Asia 1, SAT 1, SAT 2, SAT 3 với hơn 60 phân típ. Ở khu vực Đông Nam Á thường thấy 3 típ là O, A và Asia 1. Ở Việt Nam đã phát hiện típ O, A và Asia 1.
b) Sức đề kháng của vi rút: Vi rút LMLM dễ bị tiêu diệt bởi ánh nắng mặt trời, nhiệt độ cao (như đun sôi 100°C); vi rút tồn tại được nhiều tháng trong thịt đông lạnh, 5-15 phút ở 60°C, chết nhanh ở 100°C, 425 ngày ở 0-4°C; vi rút dễ bị tiêu diệt bởi các chất có độ toan cao (pH ≤ 3) và các chất kiềm mạnh như xút (pH ≥ 9); vi rút sống khoảng 07 ngày trong các chất thải hữu cơ ở chuồng nuôi và các chất có độ kiềm nhẹ (pH từ 7,2-7,8).
Theo đó, đây được xem là loại bệnh lây truyền gây nguy hiểm hàng đầu. Tại Việt Nam, theo ghi nhận năm 2006, dịch lở mồm long móng xảy ra rất mạnh ở hầu hết các tỉnh thành của Việt Nam. Do đó, hiện nay công tác phòng chóng, xử lý dịch bệnh này luôn được thực hiện tại tất cả các địa phương trên cả nước.
Bệnh Lở mồm long móng là gì? Quy định về tiêm phòng bệnh Lở mồm long móng được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Quy định về tiêm phòng bệnh Lở mồm long móng được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Mục 2 Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT có quy định về việc phòng bệnh Lở mồm long móng bằng vắc-xin như sau:
2. Phòng bệnh bắt buộc bằng vắc-xin
2.1. Đối tượng tiêm phòng
a) Các trang trại, cơ sở nuôi gia súc tập trung: Trâu, bò, lợn, dê, cừu trừ trường hợp được miễn tiêm phòng theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư này;
b) Đàn gia súc nuôi nhỏ lẻ trong các hộ gia đình: Trâu, bò, lợn nái, lợn đực giống và một số đối tượng gia súc mẫn cảm khác do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xác định.
2.2. Phạm vi tiêm phòng
Tiêm phòng theo kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tại khu vực có ổ dịch cũ, địa bàn có nguy cơ cao do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xác định.
2.3. Thời gian tiêm phòng
a) Tổ chức tiêm phòng định kỳ theo quy trình nuôi, tiêm phòng bổ sung đối với gia súc mới phát sinh, đàn gia súc đã hết thời gian còn miễn dịch bảo hộ hoặc tiêm phòng theo kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, theo kế hoạch và hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương;
b) Liều lượng, đường tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất vắc-xin.
2.4. Căn cứ vào thông báo chủng vi rút LMLM lưu hành tại thực địa, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xác định đối tượng, phạm vi tiêm phòng và chủng loại vắc-xin sử dụng để phòng, chống bệnh LMLM cho phù hợp.
2.5. Căn cứ vào điều kiện chăn nuôi, khí hậu thời tiết, đặc điểm của từng vùng, miền, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tiêm phòng cho phù hợp, bảo đảm hiệu quả tiêm phòng.
Như vậy, tùy vào khu vực và tình hình dịch bệnh tại địa phương mà chủ trang trại, cơ sở chăn nuôi có trách nhiệm đảm bảo việc gia súc được tiêm phòng bệnh lở mồm long mống đầy đủ.
Bán thịt bò bị lỡ mồm long móng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ Mục 5 Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT:
Xử lý gia súc mắc bệnh
5.1. Gia súc mắc bệnh lỡ mồm long móng được xử lý như sau:
a) Đối với trâu, bò dê, cừu, hươu, nai: Tiêu hủy bắt buộc gia súc chết, gia súc mắc bệnh trong ổ dịch đầu tiên khi mới xuất hiện tại thôn, ấp, bản hoặc gia súc mắc bệnh với típ vi rút lỡ mồm long mong mới hoặc típ vi rút không xuất hiện trên địa bàn trong thời gian 10 năm trở lại đây;
Đối với gia súc không thuộc diện nêu trên thì khuyến khích tiêu hủy; trường hợp không tiêu hủy thì được giết mổ tiêu thụ tại chỗ hoặc đánh dấu và nuôi giữ tại địa phương theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương trên cơ sở thời gian mang trùng của từng loài (02 năm đối với trâu bò, 09 tháng đối với cừu, 04 tháng đối với dê).
Theo đó, bò mắt bệnh lỡ mồm long móng thuộc trường hợp bắt buộc tiêu hủy mà không tiêu hủy thì đây được xác định là hành vi vi phạm pháp luật.
Theo đó, hành vi buôn bán bò đã mắc bệnh, không còn đảm bảo về sự an toàn cho sức khỏe thì có thể bị xử phạt hành chính theo quy định khoản 5 Điều 8 Nghị định 90/2017/NĐ-CP và khoản 4, khoản 5 Điều 4 Nghị định 115/2018/NĐ-CP.
Ngoài bị xử phạt hành chính, khi hành vi vi phạm này có đáp ứng đầy đủ các cấu thành tội phạm. Thì người thực hiện hành vi có thể bị truy cứu với Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm - Điều 317 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 119 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động của Cảnh sát cơ động? Biện pháp chủ yếu của Cảnh sát cơ động để chống hành vi bạo loạn, khủng bố?
- Tài liệu xác định địa điểm thực hiện dự án dầu khí ở nước ngoài gồm những gì? Có được chuyển nhượng một phần dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Mẫu văn bản đề nghị cấp mới, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới, xe mô tô, xe máy mới nhất?
- Thiết kế xây dựng là gì? Yêu cầu đối với nhà thầu thiết kế xây dựng được pháp luật quy định thế nào?
- Mức tiền thưởng huân chương lao động hạng Ba 2025 là bao nhiêu? Huân chương Lao động hạng Ba được quy định thế nào?