Bệnh hạ cam là gì? Các thuốc được khuyến cáo điều trị bệnh hạ cam theo quy định pháp luật hiện nay là gì?

Bệnh hạ cam là gì? Triệu chứng lâm sàng của bệnh hạ cam được thể hiện như thế nào theo Quyết định 4568/QĐ-BYT 2013? Các thuốc được khuyến cáo điều trị bệnh hạ cam theo quy định pháp luật hiện nay là gì?

Bệnh hạ cam là gì?

Căn cứ tại Mục 1 Bệnh hạ cam theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục ban hành kèm theo Quyết định 4568/QĐ-BYT năm 2013 quy định:

Hạ cam là một bệnh cấp tính, lây truyền qua đường tình dục và có thời gian ủ bệnh ngắn 2-5 ngày. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là một vết loét đau nơi vi khuẩn xâm nhập, thường là sinh dục ngoài và gây viêm hạch bẹn có mủ. Bệnh hạ cam có đồng yếu tố dịch tễ học trong lây truyền HIV, làm tăng khả năng lây truyền HIV từ 5-9 lần hoặc cao hơn nữa.

Dịch tễ học: Bệnh có trên toàn cầu, nhưng gặp nhiều ở các nước đang phát triển, đặc biệt ở châu Phi. Việt nam hiện nay hiếm gặp và đa số bệnh nhân ở phía Nam. Nam bị bệnh nhiều hơn nữ, viêm hạch bạch huyết cũng hay gặp ở nam. Lây truyền từ người này sang người khác qua quan hệ tình dục không an toàn.

Theo đó, tác nhân gây bệnh là trực khuẩn Gram (-) có tên là Haemophilus ducreyi. Bệnh lây qua tiếp xúc trực tiếp, chủ yếu lây qua quan hệ tình dục không an toàn. Trực khuẩn hạ cam có thể tự lây nhiễm từ thương tổn ra vùng da, niêm mạc lành nên bệnh nhân thường có nhiều thương tổn.

Bệnh hạ cam là gì? Các thuốc được khuyến cáo điều trị bệnh hạ cam theo quy định pháp luật hiện nay là gì?

Bệnh hạ cam là gì? Các thuốc được khuyến cáo điều trị bệnh hạ cam theo quy định pháp luật hiện nay là gì? (Hình từ Internet)

Triệu chứng lâm sàng của bệnh hạ cam là gì?

Căn cứ tại Mục 3 Bệnh hạ cam theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục ban hành kèm theo Quyết định 4568/QĐ-BYT năm 2013 quy định về triệu chứng lâm sàng của bệnh hạ cam như sau:

- Thời gian ủ bệnh thường 3-10 ngày và không có tiền triệu.

- Nam giới đi khám vì vết loét hoặc viêm đau hạch bẹn. Phụ nữ triệu chứng thường không rõ, biểu hiện tùy thuộc vị trí thương tổn khu trú: đau khi đi tiểu, đau khi đi đại tiện, chảy máu trực tràng, đau khi giao hợp hoặc ra khí hư.

- Biểu hiện đầu tiên là sẩn mềm, xung quanh có quầng đỏ. Sau khoảng 24-48 giờ tiến triển thành mụn mủ rồi trợt và loét. Vết loét thường mềm và đau. Bờ vết loét rõ, sói mòn và không cứng. Nền vết loét phủ bởi dịch tiết mủ hoại tử màu vàng hoặc xám, dưới là tổ chức hạt mủ, dễ chảy máu. Thường có phù nề xung quanh tổn thương. Số lượng vết loét có thể chỉ có một nhưng thường nhiều do tự lây nhiễm, nữ thường bị nhiều vết loét hơn nam. Kích thước các vết loét từ 2-10mm, các vết loét có thể liên kết thành một vết loét lớn hoặc thành hình rắn bò.

- Khu trú: nam hay bị vết loét ở bao qui đầu, rãnh qui đầu, thân dương vật. Nữ có ở chạc âm hộ, môi lớn, môi nhỏ, tiền đình âm đạo, âm vật, cổ tử cung, hậu môn…, các vị trí ngoài sinh dục như vú, ngón tay, đùi, niêm mạc miệng.

- Hạch bẹn viêm đau thường ở một bên và 1-2 tuần sau khi thương tổn đầu tiên xuất hiện. Hạch sưng đỏ, đau, nóng rồi dần dần trở nên mềm lùng nhùng và vỡ tự nhiên. Mủ đặc sánh như kem. Tỷ lệ bệnh nhân bị sưng hạch bẹn khoảng 1/3.

- Triệu chứng toàn thân có thể sốt nhẹ, mệt mỏi. Tuy vậy, H.ducreyi không gây nhiễm khuẩn toàn thân hoặc lây truyền sang các cơ quan xa. Bội nhiễm các vi khuẩn yếm khí có thể gây loét hoại thư và phá hủy cơ quan sinh dục. Trên những bệnh nhân HIV/AIDS thì vết loét lớn hơn, lâu lành hơn và ít bị viêm hạch bạch huyết nặng như người bình thường.

- Bệnh hạ cam không thấy gây bệnh cho trẻ sơ sinh dù người mẹ đang bị bệnh.

- Tiến triển: Vết loét tiến triển tốt sau 1 tuần điều trị, hạch bẹn khỏi chậm hơn. Do có một tỷ lệ nhất định (khoảng 10-15%) bệnh nhân đồng thời mắc cả giang mai, hoặc herpes và hạ cam nên cần xét nghiệm huyết thanh trong vòng 3 tháng. Cũng cần xét nghiệm HIV cho bệnh nhân vì giống như các bệnh có loét sinh dục làm tăng khả năng lây truyền HIV rất cao.

Các thuốc được khuyến cáo điều trị bệnh hạ cam theo quy định pháp luật hiện nay là gì?

Căn cứ tại Mục 4 Bệnh hạ cam theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục ban hành kèm theo Quyết định 4568/QĐ-BYT năm 2013 quy định về triệu chứng lâm sàng của bệnh hạ cam như sau:

- Hiện nay, trực khuẩn hạ cam đã kháng lại một số thuốc như ampixilin, sulfamides, chloramphenicol, tetraxyclin, kanamyxin, streptomycin, ciprofloxacin, erythromycin và co-trimoxazole.

- Các thuốc được khuyến cáo điều trị hiện nay:

+ Ceftriaxone 250mg tiêm bắp liều duy nhất, hoặc

+ Azithromycin 1g liều duy nhất, hoặc

+ Spectimycin 2g tiêm bắp liều duy nhất, hoặc

+ Erythromycin 500mg uống 4 lần/ ngày trong 7 ngày.

- Bệnh thường đỡ sau 2-3 ngày điều trị và khỏi sau khoảng 1 tuần. Hạch bẹn sưng thường khỏi chậm hơn, có thể phải chọc hút qua da lành để hút mủ trong hạch.

- Các phác đồ trên cũng áp dụng điều trị cho bệnh nhân hạ cam bị nhiễm HIV, tuy nhiên thời gian điều trị thường lâu hơn và thất bại điều trị có thể xảy ra với tất cả các loại thuốc.

- Xét nghiệm HIV và giang mai cần được làm ngay, nếu kết quả âm tính cần cho xét nghiệm lại sau 3 tháng.

Xem thêm: Mười bệnh truyền nhiễm và vắc xin phải sử dụng bắt buộc với người có nguy cơ mắc bệnh từ ngày 01/8/2024?

Bệnh lây truyền qua đường tình dục
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bệnh hạ cam là gì? Các thuốc được khuyến cáo điều trị bệnh hạ cam theo quy định pháp luật hiện nay là gì?
Pháp luật
Hội chứng đau bụng dưới là gì? Triệu chứng lâm sàng của Hội chứng đau bụng dưới theo quy định là gì?
Pháp luật
Bệnh ghẻ là gì? Những biến chứng của bệnh ghẻ mang lại là gì? Triệu chứng lâm sàng của bệnh ghẻ là gì?
Pháp luật
Bệnh hột xoài là gì? Những loại thuốc được dùng để điều trị bệnh hột xoài theo quy định hiện nay là gì?
Pháp luật
Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục là gì? Các loại nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục là gì?
Pháp luật
Tiêm vắc xin HPV để phòng bệnh sùi mào gà đúng không? Nữ giới được khuyến cáo tiêm vắc xin HPV trong độ tuổi nào?
Pháp luật
Bệnh sùi mào gà do vi rút HPV gây nên đúng không? Sẽ có những cách nào để phòng bệnh sùi mào gà?
Pháp luật
Bệnh lậu lây truyền chủ yếu qua đâu? Việc điều trị bệnh lậu được thực hiện theo những nguyên tắc nào?
Pháp luật
Mẹ mắc bệnh lậu thì có lây sang cho con không? Nếu bị lây nhiễm thì trẻ sẽ có những triệu chứng gì?
Pháp luật
Người bị nhiễm bệnh lậu có khả năng bị vô sinh đúng không? Triệu chứng của nhiễm bệnh lậu là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh lây truyền qua đường tình dục
125 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh lây truyền qua đường tình dục

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh lây truyền qua đường tình dục

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào