Bệnh dịch tả lợn lây lan nhanh không và có tỷ lệ chết bao nhiêu %? Lợn bao nhiêu tuổi thì dễ bị mắc bệnh?
Bệnh dịch tả lợn lây lan nhanh không? Có tỷ lệ chết bao nhiêu %?
Căn cứ theo tiểu mục 1.1 Mục 1 Phụ lục 13 Hướng dẫn phòng chống bệnh dịch tả lợn ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau:
1. Giới thiệu về bệnh Dịch tả lợn
1.1. Khái niệm bệnh
a) Bệnh Dịch tả lợn (Classical Swine Fever) là bệnh truyền nhiễm của loài lợn, gây ra bởi một loại vi rút có cấu trúc ARN thuộc giống Pestis vi rút, họ Flaviridae, có quan hệ mật thiết với vi rút gây bệnh tiêu chảy ở bò và vi rút gây bệnh Border ở cừu. Cho đến nay chỉ có một serotype của vi rút Dịch tả lợn đã được xác định. Bệnh chỉ xảy ra ở loài lợn (kể cả lợn nhà và lợn rừng) với các thể cấp tính, á cấp tính, mạn tính hoặc dạng không điển hình. Mức độ trầm trọng của bệnh tùy thuộc vào độc lực của vi rút, tuổi của động vật mẫn cảm và thời gian nhiễm bệnh. Lợn trưởng thành thường bị bệnh ít trầm trọng hơn và cùng có nhiều cơ hội phục hồi hơn so với lợn con. Bệnh Dịch tả lợn có tốc độ lây lan rất nhanh và tỷ lệ chết đến 90% và thường ghép với bệnh khác như bệnh Phó thương hàn, Tụ huyết trùng, Đóng dấu lợn, bệnh do Mycoplasma;
b) Sức đề kháng của vi rút: Vi rút Dịch tả lợn có sức đề kháng yếu, có khả năng tồn tại lâu ở ngoài môi trường. Trong phân gia súc vi rút có thể sống sót trong vài ngày, vi rút có thể sống vài tháng đến vài năm trong thịt đông lạnh. Vi rút dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao và các chất sát trùng thông thường như xút (NaOH) 2%, nước vôi 5%,...
...
Theo quy định trên, bệnh Dịch tả lợn có tốc độ lây lan rất nhanh và tỷ lệ chết đến 90% và thường ghép với bệnh khác như bệnh Phó thương hàn, Tụ huyết trùng, Đóng dấu lợn, bệnh do Mycoplasma.
Bệnh dịch tả lợn lây lan nhanh không và có tỷ lệ chết bao nhiêu %? Lợn bao nhiêu tuổi thì dễ bị mắc bệnh? (Hình từ Internet)
Lợn bao nhiêu tuổi thì dễ bị mắc bệnh Dịch tả lợn? Bệnh này lây lan qua đâu?
Căn cứ theo tiểu mục 1.2 Mục 1 Phụ lục 13 Hướng dẫn phòng chống bệnh dịch tả lợn ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau:
1. Giới thiệu về bệnh Dịch tả lợn
...
1.2. Nguồn bệnh và đường truyền lây
a) Loài mắc: Lợn mọi lứa tuổi, đặc biệt là lợn con 2-3 tháng tuổi;
b) Nguồn bệnh: Các chất bài tiết, dịch tiết, máu, hạch lâm ba, lách lợn mắc bệnh có chứa vi rút. Lợn khỏi bệnh sau 2 tháng vẫn bài thải mầm bệnh ra ngoài môi trường;
c) Đường truyền lây
- Lây trực tiếp qua tiếp xúc giữa lợn mắc bệnh và lợn khỏe mạnh.
- Lây gián tiếp qua các chất bài tiết, qua thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển hay do các động vật khác có mang mầm bệnh.
...
Như vậy, theo quy định, lợn mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc bệnh Dịch tả và dễ mắc bệnh nhất là lợn con 2-3 tháng tuổi.
Bệnh dịch tả lợn lây lan trực tiếp qua tiếp xúc giữa lợn mắc bệnh và lợn khỏe mạnh; lây gián tiếp qua các chất bài tiết, qua thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển hay do các động vật khác có mang mầm bệnh.
Lợn bị mắc bệnh Dịch tả phải xử lý như thế nào?
Căn cứ theo Mục 5 Phụ lục 13 Hướng dẫn phòng chống bệnh dịch tả lợn ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau:
5. Xử lý lợn mắc bệnh
5.1. Lợn bị mắc bệnh Dịch tả được xử lý như sau:
a) Tiêu hủy ngay lợn chết do bệnh;
b) Đối với các ổ dịch nhỏ lẻ mới xảy ra trên địa bàn: Khuyến khích tiêu hủy lợn mắc bệnh, cách ly triệt để lợn chưa bị mắc bệnh để theo dõi; khuyến khích giết mổ để tiêu thụ tại chỗ đối với lợn khỏe mạnh trong cùng ô chuồng với lợn mắc bệnh;
c) Đối với trường hợp dịch xảy ra ở diện rộng: Khuyến khích tiêu hủy số lợn mắc bệnh nặng (lợn mắc bệnh nặng là những lợn có bệnh, đã được chăm sóc tích cực, được hỗ trợ tăng cường sức đề kháng trong vòng 07 ngày nhưng không có khả năng bình phục), nuôi cách ly lợn mắc bệnh nhẹ để theo dõi chặt chẽ diễn biến bệnh; khuyến khích giết mổ tiêu thụ tại chỗ đối với lợn khỏe mạnh chưa được tiêm phòng vắc xin Dịch tả lợn trong cùng ô chuồng với lợn mắc bệnh, trường hợp không giết mổ phải nuôi cách ly để theo dõi.
5.2. Việc xử lý lợn mắc bệnh phải được thực hiện ngay khi có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh Dịch tả lợn hoặc được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương kiểm tra, xác minh và kết luận lợn bị mắc bệnh Dịch tả lợn.
5.3. Việc xử lý lợn mắc bệnh theo hướng dẫn tại Phụ lục 06 được ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, lợn bị mắc bệnh Dịch tả phải xử lý như sau:
(1) Tiêu hủy ngay lợn chết do bệnh;
(2) Đối với các ổ dịch nhỏ lẻ mới xảy ra trên địa bàn: Khuyến khích tiêu hủy lợn mắc bệnh, cách ly triệt để lợn chưa bị mắc bệnh để theo dõi; khuyến khích giết mổ để tiêu thụ tại chỗ đối với lợn khỏe mạnh trong cùng ô chuồng với lợn mắc bệnh;
(3) Đối với trường hợp dịch xảy ra ở diện rộng:
- Khuyến khích tiêu hủy số lợn mắc bệnh nặng (lợn mắc bệnh nặng là những lợn có bệnh, đã được chăm sóc tích cực, được hỗ trợ tăng cường sức đề kháng trong vòng 07 ngày nhưng không có khả năng bình phục), nuôi cách ly lợn mắc bệnh nhẹ để theo dõi chặt chẽ diễn biến bệnh;
- Khuyến khích giết mổ tiêu thụ tại chỗ đối với lợn khỏe mạnh chưa được tiêm phòng vắc xin Dịch tả lợn trong cùng ô chuồng với lợn mắc bệnh, trường hợp không giết mổ phải nuôi cách ly để theo dõi.
Lưu ý: Việc xử lý lợn mắc bệnh phải được thực hiện ngay khi có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh Dịch tả lợn hoặc được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương kiểm tra, xác minh và kết luận lợn bị mắc bệnh Dịch tả lợn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?