Bệnh bạch hầu có thời gian ủ bệnh là bao lâu? Vi khuẩn bạch hầu có thể sống trong đồ vật ăn uống sinh hoạt trong bao lâu?

Vi khuẩn bạch hầu có thể sống trong cơ thể và vật dụng sinh hoạt trong bao lâu? Bệnh bạch hầu có thời gian ủ bệnh là bao lâu? Người dùng chung các đồ vật ăn uống sinh hoạt với người mắc bệnh bạch hầu được xác định là người tiếp xúc gần với ca bệnh?

Bệnh bạch hầu có thời gian ủ bệnh là bao lâu? Thời kỳ lây truyền của bệnh này là khi nào?

Căn cứ theo Mục 1 Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu ban hành kèm theo Quyết định 3593/QĐ-BYT năm 2020 quy định đặc điểm chung của bệnh bạch hầu như sau:

- Bệnh lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc người lành mang trùng và hít phải các chất tiết đường hô hấp của người bệnh bắn ra khi ho, hắt hơi.

- Bệnh cũng có thể lây qua tiếp xúc với đồ vật bị ô nhiễm với các chất tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu.

- Thời kỳ ủ bệnh thường từ 2 đến 5 ngày.

- Biểu hiện lâm sàng chủ yếu có sốt, ho, đau họng, hạch góc hàm sưng đau (cổ bạnh), tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân, có giả mạc màu trắng xám, dai, dính ở amidal hoặc thành sau họng. Bệnh nhân cũng có thể bị viêm cơ tim, nhiễm độc thần kinh dẫn đến tử vong do ngoại độc tố của vi khuẩn.

- Tỷ lệ tử vong khoảng 5-10%. Người bệnh và người lành mang trùng vừa là ổ chứa, vừa là nguồn truyền bệnh, trong đó người lành mang trùng đóng vai trò duy trì nguồn truyền nhiễm ở cộng đồng, điều này giải thích bệnh bạch hầu có thể đột nhiên xảy ra ở những nơi mà trước đó không thấy có ca bệnh xuất hiện.

- Thời kỳ lây truyền thường bắt đầu từ khi khởi phát và kéo dài khoảng 2 tuần, đôi khi lên tới 4 tuần.

 Vi khuẩn bạch hầu có thể sống trong đồ vật ăn uống sinh hoạt trong bao lâu?

Vi khuẩn bạch hầu có thể sống trong đồ vật ăn uống sinh hoạt trong bao lâu? (Hình từ internet)

Vi khuẩn bạch hầu có thể sống trong đồ vật ăn uống sinh hoạt trong bao lâu?

Căn cứ theo Mục 1 Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu ban hành kèm theo Quyết định 3593/QĐ-BYT năm 2020 quy định đặc điểm chung của bệnh bạch hầu như sau:

Sức đề kháng của vi khuẩn bạch hầu ở ngoài cơ thể rất cao, chịu được khô lạnh, đặc biệt khi được chất nhày bảo vệ.

+ Trên đồ vải như chăn, màn, quần áo, gối có thể sống được 30 ngày;

+ Trên cốc, chén, thìa, bát đũa, đồ chơi có thể sống được vài ngày;

+ Trong sữa, nước uống sống 20 ngày;

+ Trong tử thi sống được 2 tuần.

Và vi khuẩn bạch hầu nhạy cảm với các yếu tố lý, hoá. Dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp vi khuẩn sẽ bị giết chết sau vài giờ. Nhiệt độ 58 độ C sống được 10 phút và bị giết chết nhanh chóng ở nhiệt độ sôi. Vi khuẩn cũng dễ bị tiêu diệt bởi các hoá chất khử trùng thông thường.

Người dùng chung các đồ vật ăn uống sinh hoạt với người mắc bệnh bạch hầu được xác định là người tiếp xúc gần với ca bệnh?

Căn cứ theo tiểu mục 1.4 Mục II Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu ban hành kèm theo Quyết định 3593/QĐ-BYT năm 2020 quy định như sau:

Người tiếp xúc gần là người có tiếp xúc trực tiếp với ca bệnh xác định trong thời kỳ mắc bệnh hoặc với người lành mang trùng bao gồm:

- Người sống trong cùng hộ gia đình, cùng nhà;

- Học sinh cùng lớp, cùng trường, cùng nhóm học tập;

- Nhóm trẻ hàng xóm, anh em họ hàng cùng chơi với nhau;

- Người cùng nhóm làm việc hoặc cùng phòng làm việc;

- Những người ngủ cùng, ăn cùng nhau, dùng chung các đồ vật ăn uống sinh hoạt trong bất cứ tình huống nào;

- Người trong cùng nhóm sinh hoạt tôn giáo, trung tâm bảo trợ xã hội, doanh trại quân đội;

- Người ngồi cùng hàng và trước hoặc sau hai hàng ghế trên cùng một phương tiện giao thông (tàu, xe ô tô, máy bay, tàu thủy…);

- Người chăm sóc bệnh nhân, cán bộ y tế không sử dụng trang phục phòng chống lây nhiễm trong khi khám, điều trị, chăm sóc, điều tra, lấy mẫu bệnh phẩm;

- Tất cả các trường hợp có tiếp xúc trực tiếp với ca bệnh xác định/người lành mang trùng trong các trường hợp khác (hôn nhau, quan hệ tình dục …).

Như vậy, người dùng chung các đồ vật ăn uống sinh hoạt với người mắc bệnh bạch hầu được xác định là người tiếp xúc gần với ca bệnh.

Người tiếp xúc với bệnh bạch hầu phải được theo dõi trong vòng mấy ngày?

Căn cứ theo Mục 7 Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu được ban hành kèm theo Quyết định 2957/QĐ-BYT năm 2020 quy định về việc phòng bệnh như sau:

- Tất cả người bệnh nghi bạch hầu phải được vào viện để cách ly cho đến khi có kết quả xét nghiệm vi khuẩn hai lần âm tính.

+ Mỗi mẫu bệnh phẩm của người bệnh nghi bạch hầu được lấy cách nhau 24 giờ và không quá 24 giờ sau khi điều trị kháng sinh. Nếu không có điều kiện làm xét nghiệm thì phải cách ly bệnh nhân sau 14 ngày điều trị kháng sinh.

- Rửa tay đúng quy cách bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

- Nhà ở của người bệnh, dụng cụ trong phòng, đồ dùng, quần áo của người bệnh phải tẩy uế và sát khuẩn.

- Phòng bệnh bằng vắc-xin bạch hầu: trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, dùng vắc-xin đa giá: bạch hầu - ho gà - uốn ván cho trẻ. Bắt đầu tiêm từ 2-3 tháng tuổi, tiêm 2 lần, mỗi lần 1ml cách nhau 1 tháng. Một năm sau nhắc lại mỗi một năm 1 lần cho đến 5 tuổi.

- Với người tiếp xúc: Xét nghiệm vi khuẩn và theo dõi trong vòng 7 ngày.

+ Tiêm 1 liều đơn benzathine penicillin (trẻ ≤ 5 tuổi 600.000 đơn vị; trẻ > 5 tuổi 1.200.000 đơn vị).

+ Hoặc uống Erythromycin (trẻ em 40mg/kg/ngày, 10mg/lần cách 6 giờ) trong 7 ngày. Người lớn 1g/ngày, 250mg/lần mỗi 6 giờ.

+ Hoặc Azithromycin: trẻ em 10-12mg/kg 1 lần/ngày, tối đa 500mg/ngày. Điều trị trong 7 ngày. Người lớn: 500mg/ngày, trong 7 ngày.

Bệnh bạch hầu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêm vắc xin bạch hầu đối với người lớn như thế nào? Người lớn cần tiêm bao nhiêu mũi vắc xin bạch hầu?
Pháp luật
Trẻ em dưới một tuổi được tiêm phòng bệnh bạch hầu như thế nào? Cha mẹ không cho trẻ em đi tiêm phòng bệnh bạch hầu sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Bệnh bạch hầu có thể biến chứng dẫn đến viêm cơ tim cho người mắc bệnh bạch hầu không? Làm sao để ngăn chặn biến chứng bệnh bạch hầu?
Pháp luật
Vắc xin phòng bạch hầu cho trẻ em như thế nào? Cách biện pháp phòng bệnh bạch hầu cơ bản cho người dân ra sao?
Pháp luật
Bệnh bạch hầu thường gặp ở đối tượng nào? Bệnh nhân nhiễm bệnh bạch hầu được xuất viện và theo dõi điều trị khi nào?
Pháp luật
Bệnh bạch hầu có thời gian ủ bệnh là bao lâu? Vi khuẩn bạch hầu có thể sống trong đồ vật ăn uống sinh hoạt trong bao lâu?
Pháp luật
Ai có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh bạch hầu? Bệnh bạch hầu có gây tử vong cao không? Bệnh bạch hầu lây truyền ở người lớn như thế nào?
Pháp luật
Bệnh bạch hầu là gì? Vi khuẩn bạch hầu chết ở nhiệt độ bao nhiêu? Bệnh nhân bị bệnh bạch hầu được xuất viện khi nào?
Pháp luật
Triệu chứng bệnh bạch hầu ở người lớn? Cách phòng bệnh bạch hầu hiện nay bao gồm những cách gì?
Pháp luật
Bệnh bạch hầu có thể bùng thành dịch khi đáp ứng các tiêu chí? Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh bạch hầu
72 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh bạch hầu
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào