Bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo: Triệu chứng lâm sàng và hướng dẫn điều trị theo Quyết định 1385/QĐ-BYT năm 2022?

Bộ trưởng Bộ y tế ban hành Quyết định 1385/QĐ-BYT năm 2022 về việc ban hành Hướng dẫn chuẩn đoán, điều trị và phòng bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo. Theo đó, tôi muốn biết triệu chứng lâm sàng và hướng dẫn điều trị của bệnh này như thế nào?

Tác nhân, nguồn bệnh về phương thức lây truyền bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo?

Mục 1.1; 1.2; 1.3 Hướng dẫn chuẩn đoán, điều trị và phòng bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo ban hành theo Quyết định 1385/QĐ-BYT năm 2022 của Bộ trưởng Bộ y tế quy định về tác nhân, nguồn bệnh và phương thức lây truyền như sau:

Tác nhân gây bênh là ấu trùng giun đũa chó/mèo (Toxocara canis/ Toxocara cati).

Có ba phương thức lây truyền bao gồm:

-Người ăn phải thực phẩm, nước uống bị nhiễm trứng giun đũa chó/mèo;

-Người ăn phủ tạng hay thịt sống/chưa chế biến chín của một số vật chủ chứa mầm bệnh như gà, vịt, trâu, bò, cừu, thỏ;

-Bệnh không lây truyền trực tiếp từ người sang người.

Nguồn bệnh hay ổ chứa chính là chó, mèo nhiễm giun Toxocara spp., đặc biệt chó con là ổ chứa nguy cơ cao nhất cho người. Ngoài ra, một số động vật khác (gà, vịt, trâu, bò, cừu, thỏ) có thể mang nguồn bệnh với tỷ lệ thấp hơn.

Triệu chứng lâm sàng theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo?

Mục 2 Hướng dẫn chuẩn đoán, điều trị và phòng bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo ban hành theo Quyết định 1385/QĐ-BYT năm 2022 của Bộ trưởng Bộ y tế quy định triệu chứng lâm sàn như sau:

“2. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
2.1. Thể thông thường: Các triệu chứng không quá rầm rộ, có thể gặp như
- Ngứa, nổi mẩn;
- Đau đầu;
- Đau bụng;
- Ho;
- Rối loạn giấc ngủ;
- Thay đổi hành vi.
2.2. Thể ấu trùng di chuyển ở mắt: Thể mắt ít gặp, thường bị ở một bên mắt. Triệu chứng bao gồm:
- Giảm thị lực;
- U hạt: u hạt cực sau, u hạt ngoại vi;
- Viêm nội nhãn,
- Tổn thương võng mạc, viêm kết giác mạc, viêm màng bồ đào
- Mất thị lực hoàn toàn.
2.3. Thể ấu trùng di chuyển nội tạng
Ấu trùng có thể di chuyển đến nhiều cơ quan khác nhau như tim, phổi và gan. Thể nội tạng gặp nhiều ở trẻ em dưới 7 tuổi. Các triệu chứng lâm sàng khá đa dạng phụ thuộc vào số lượng và vị trí cơ quan bị ký sinh, thường gặp là:
- Đau bụng mãn tính, gan to, tiêu chảy, nôn;
- Hen phế quản: Khò khè, ho khan, khó thở;
- Tức ngực;
- Sốt, đau đầu, mệt mỏi, sút cân;
- Mẩn ngứa, nổi ban.
2.4. Thể ấu trùng di chuyển đến hệ thần kinh
Đây là thể bệnh nguy hiểm so với các thể khác. Các triệu chứng không đặc hiệu, mức độ biểu hiện phụ thuộc vào vị trí tổn thương ở hệ thần kinh như:
- Sốt;                                           
- Đau đầu;
- Co giật.
3. Cận lâm sàng
3.1. Xét nghiệm
- ELISA: Phát hiện có kháng thể IgG kháng kháng nguyên tiết của Toxocara spp. trong huyết thanh hoặc dịch nội nhãn.
- Công thức máu: Bạch cầu ái toan trong máu tăng > 7% (hoặc > 500 tế bào/µl máu).
- Xét nghiệm máu lắng: tăng
- CRP (C Reaction Protein): tăng
- Xét nghiệm định lượng IgE: tăng
- Xét nghiệm phân: tìm các ký sinh trùng khác để chẩn đoán loại trừ.
- Sinh thiết tổ chức: Xác định mô bệnh học của tổn thương nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo hoặc xác định được ấu trùng, thường có thâm nhiễm bạch cấu ái toan.
- Sinh học phân tử: Phát hiện đoạn gen đặc hiệu của ấu trùng giun đũa chó/mèo trong bệnh phẩm sinh thiết.
3.2. Chẩn đoán hình ảnh
- Chụp X quang phổi: Có hình ảnh tổn thương nhu mô phổi, các vết thâm nhiễm phổi.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT scanner): Có hình ảnh thay đổi tỷ trọng tương ứng với vùng tổn thương.
- Chụp MRI các cơ quan nghi tổn thương: phát hiện thay đổi tín hiệu tương ứng các vùng tổn thương.
- Siêu âm ổ bụng, siêu âm đầu dò nông: Phát hiện tổn thương các tạng trong ổ bụng hoặc phần mềm dưới da. Các tổn thương ở tạng dưới dạng nốt < 3cm, giảm âm không đồng nhất, có thể có các chấm tăng âm không kèm bóng cản bên trong, tổn thương bờ khá đều, ranh giới rõ, không tăng sinh mạch, có vỏ xơ mảnh xung quanh. Dưới da là các tổn thương thâm nhiễm, có thể khu trú tùy giai đoạn.
- Soi đáy mắt: Dấu hiệu xơ võng mạc, vết “chân vịt”, có thể thấy hình ảnh ấu trùng ở đáy mắt.”

Bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo: Triệu chứng lâm sàng và hướng dẫn điều trị theo Quyết định 1385/QĐ-BYT năm 2022?

Bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo: Triệu chứng lâm sàng và hướng dẫn điều trị theo Quyết định 1385/QĐ-BYT năm 2022?

Điều trị bệnh theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo?

Mục 5 Hướng dẫn chuẩn đoán, điều trị và phòng bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo ban hành theo Quyết định 1385/QĐ-BYT năm 2022 của Bộ trưởng Bộ y tế quy định về điều trị như sau:

5. ĐIỀU TRỊ
5.1. Nguyên tắc điều trị
Điều trị thuốc đặc hiệu phối hợp với điều trị triệu chứng.
5.2. Điều trị đặc hiệu
Sử dụng một trong các thuốc theo thứ tự ưu tiên như sau:
5.2.1. Phác đồ 1: Albendazol (viên nén 200mg và 400mg)
a) Liều dùng
- Người lớn 800mg/ngày/người, chia 2 lần/ngày.
- Trẻ em > 1 tuổi: 10 - 15mg/kg/ngày (tối đa 800mg), chia 2 lần/ngày.
b) Điều trị theo thể bệnh
- Đối với thể thông thường: mỗi đợt 14 ngày
- Đối với thể nội tạng, mắt, thần kinh: mỗi đợt 21 ngày. Đối với thể mắt có thể cho bệnh nhân khám chuyên khoa mắt để phẫu thuật theo chỉ định.
c) Chống chỉ định của albendazol
- Người có tiền sử quá mẫn với benzimidazol.
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
- Trẻ em < 1 tuổi.
- Người có tiền sử nhiễm độc tủy xương.
d) Lưu ý
- Thận trọng khi dùng albendazol với người suy gan, suy thận.
- Các tác dụng không mong muốn của albendazole, trong đó có giảm bạch cầu hạt, mất bạch cầu hạt, giảm các loại huyết cầu và ảnh hưởng chức năng gan khi dùng kéo dài. Do đó, cần làm xét nghiệm công thức máu và chức năng gan (các transaminase) khi bắt đầu mỗi chu kỳ điều trị và ít nhất 2 tuần một lần trong khi điều trị. Nếu enzyme gan tăng nhiều, nên ngừng dùng Albendazol. Sau đó có thể tiếp tục điều trị nếu enzyme gan trở về mức trước khi điều trị, nhưng cần xét nghiệm thường xuyên hơn khi tái điều trị.
5.2.2. Phác đồ 2: Thiabendazol (viên nén 500 mg)
a) Liều dùng: 2 lần/ngày x 7 ngày, theo cân nặng bệnh nhân (xem bảng)
b) Điều trị theo thể bệnh: áp dụng với thể nội tạng và thể thông thường.
c) Chống chỉ định: quá mẫn với các thành phần của thuốc.
d) Thận trọng
- Người bị suy gan, suy thận;
- Phụ nữ có thai 3 tháng đầu và đang cho con bú;
- Không dùng thuốc khi vận hành máy móc, lái tàu, xe;
- Trẻ em dưới 12 tháng tuổi hoặc trọng lượng cơ thể dưới 13,6 kg.
5.2.3. Phác đồ 3: Ivermectin (viên nén 3mg và 6mg)
a) Liều dùng: người lớn và trẻ em ≥ 5 tuổi: 0,2mg/kg x 01 liều/ngày x 1-2 ngày;
b) Điều trị theo thể bệnh
+ Đối với thể ấu trùng do chuyển trong da và mô mềm, thuốc đáp ứng tốt với liều khuyến cáo và có thể dùng lặp lại (nếu chưa khỏi).
+ Đối với thể ấu trùng di chuyển ở mắt, phủ tạng cần cân nhắc điều trị ivermectin. Có thể dùng sau hay dùng đồng thời với thuốc chống viêm corticosteroide để giảm tình trạng lâm sàng của bệnh nhân bộc phát tăng nặng. Kết hợp điều trị triệu chứng.
c) Chống chỉ định
+ Bệnh nhân mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
+ Bệnh nhân bị viêm màng não.
+ Phụ nữ có thai, hoặc phụ nữ đang cho con bú.
+ Trẻ em dưới 5 tuổi hoặc cân nặng < 15 kg.
d) Chú ý khi dùng thuốc
+ Thuốc được dùng xa bữa ăn, trước hoặc sau ăn 1-2 giờ;
+ Thận trọng khi dùng cho người lái xe hoặc vận hành máy móc.
+ Một số tác dụng ngoại ý khi dùng ivermectin gồm sốt, ngứa, ban đỏ da, đau khớp, đau cơ, đau hạch, nhịp tim nhanh,...
5.3. Điều trị triệu chứng
Tùy theo triệu chứng lâm sàng để chỉ định các thuốc điều trị phù hợp:
- Ngứa, mày đay: sử dụng các thuốc kháng histamine cho đến khi hết triệu chứng;
- Sốt: thuốc hạ sốt và hạ sốt cơ học;
- Thuốc hỗ trợ: men vi sinh, vitamin tổng hợp, bổ gan, viên sắt tùy theo triệu chứng.
5.4. Điều trị ngoại khoa
Trong trường hợp bệnh ấu trùng di chuyển ở da, mô mềm, ở mắt có thể có chỉ định ngoại khoa.
5.5. Theo dõi sau điều trị
Tổ chức điều trị cho bệnh nhân tối đa 3 đợt, mỗi đợt cách nhau 1 tháng. Sau mỗi đợt cần đánh giá lại các chỉ số: triệu chứng lâm sàng, ELISA, công thức máu, chức năng gan thận, nếu cải thiện rõ có thể dừng điều trị. Nếu không thì tiếp tục các đợt 2, 3 với liều lượng tương tự đợt 1. Sau ba đợt điều trị nếu các triệu chứng vẫn không đỡ cần xem lại chẩn đoán, làm thêm hoặc làm lại các xét nghiệm để có hướng chẩn đoán và điều trị khác phù hợp hơn.”.
19,326 lượt xem
Bệnh ấu trùng giun đũa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ấu trùng giun đũa có ở những động vật nào? Chu kỳ phát triển của ấu trùng giun đũa như thế nào?
Pháp luật
Bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo: Triệu chứng lâm sàng và hướng dẫn điều trị theo Quyết định 1385/QĐ-BYT năm 2022?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh ấu trùng giun đũa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh ấu trùng giun đũa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào