Bên thế chấp đầu tư vào tài sản đang được thế chấp thì phần giá trị đầu tư tăng thêm được tính như thế nào?
- Bên thế chấp có quyền đầu tư vào tài sản đang được thế chấp hay không?
- Bên thế chấp đầu tư vào tài sản thế chấp thì phần giá trị đầu tư tăng thêm được tính như thế nào?
- Bên nhận thế chấp có quyền chấm dứt việc đầu tư vào tài sản thế chấp của bên thế chấp hay không?
- Bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu bên thế chấp giao tài sản đang được đầu tư cho mình xử lý hay không?
Bên thế chấp có quyền đầu tư vào tài sản đang được thế chấp hay không?
Quyền của bên thế chấp căn cứ theo Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015 được quy định cụ thể như sau:
"Điều 321. Quyền của bên thế chấp
1. Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thế chấp theo thỏa thuận.
2. Đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp.
3. Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ và giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp do bên nhận thế chấp giữ khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
4. Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp.
Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận.
5. Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật.
6. Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết."
Dựa vào quy định trên, có thể thấy một trong những quyền của bên thế chấp đó là được phép đầu tư vào tài sản đang thế chấp để làm tăng giá trị của tài sản đó.
Bên thế chấp đầu tư vào tài sản thế chấp thì phần giá trị đầu tư tăng thêm được tính như thế nào?
Bên thế chấp đầu tư vào tài sản đang được thế chấp thì phần giá trị đầu tư tăng thêm được tính như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 20 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về việc đầu tư vào tài sản thế chấp như sau:
"Điều 20. Đầu tư vào tài sản thế chấp
1. Trường hợp bên thế chấp thực hiện quyền đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp theo quy định tại khoản 2 Điều 321 của Bộ luật Dân sự thì phần giá trị đầu tư tăng thêm thuộc tài sản thế chấp.
[...]"
Thông qua quy đinh trên, trường hợp bên thế chấp đầu tư vào tài sản đang thế chấp và làm tăng giá trị của tài sản đang thế chấp lên thì phần giá trị tăng thêm đó được tính vào tài sản thế chấp.
Bên nhận thế chấp có quyền chấm dứt việc đầu tư vào tài sản thế chấp của bên thế chấp hay không?
Tại Điều 20 Nghị định 21/2021/NĐ-CP có quy định vềquyền và nghĩa vụ của bên nhận thế chấp trong trường hợp bên thế chấp đầu tư vào tài sản đang được thế chấp như sau:
"Điều 20. Đầu tư vào tài sản thế chấp
[...]
2. Việc đầu tư vào tài sản thế chấp phải có sự đồng ý của bên nhận thế chấp trong trường hợp:
a) Bên thứ ba đầu tư vào tài sản thế chấp;
b) Bên thế chấp đầu tư vào tài sản thế chấp làm phát sinh tài sản mới không thuộc tài sản thế chấp theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp.
3. Bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu chấm dứt việc đầu tư nếu việc đầu tư quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này làm giảm giá trị tài sản thế chấp.
4. Trường hợp bên thế chấp, bên thứ ba đầu tư vào tài sản thế chấp không tuân thủ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên nhận thế chấp.
5. Trường hợp bên bảo đảm hoặc bên thứ ba đầu tư vào tài sản bảo đảm thuộc biện pháp bảo đảm khác mà các bên không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật liên quan không quy định khác thì áp dụng các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này."
Như vậy, bên thế chấp có quyền yêu cầu chấm dứt việc đầu tư vào tài sản thế chấp nếu việc đầu tư này làm giảm giá trị của tài sản thế chấp. Đồng thời, trong một số trường hợp, việc đầu tư vào tài sản thế chấp phải có sự đồng ý của bên nhận thế chấp theo quy định nêu trên.
Bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu bên thế chấp giao tài sản đang được đầu tư cho mình xử lý hay không?
Quyền của bên nhận thế chấp theo quy định tại Điều 323 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
"Điều 323. Quyền của bên nhận thế chấp
1. Xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc hình thành, sử dụng, khai thác tài sản thế chấp.
2. Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp.
3. Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng.
4. Thực hiện việc đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật.
5. Yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý khi bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
6. Giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.
7. Xử lý tài sản thế chấp khi thuộc trường hợp quy định tại Điều 299 của Bộ luật này."
Theo đó, trong trường hợp bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên nhận thế chấp được quyền yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý, dù tài sản đó có đang được đầu tư hay không.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?