Bên mua có thể thỏa thuận với bên bán về việc không lập hóa đơn VAT khi mua hàng hóa, dịch vụ không?
Bên mua có thể thỏa thuận với bên bán về việc không lập hóa đơn VAT khi mua hàng hóa, dịch vụ không?
Việc bên mua có thể thỏa thuận với bên bán về việc không lập hóa đơn VAT khi mua hàng hóa, dịch vụ không, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ
1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
...
Theo đó, về nguyên tắc khi bán hàng hóa, dịch vụ (gồm bán thực phẩm cho trường chị) thì bên bán đều sẽ phải lập hóa đơn VAT để giao cho người mua.
Việc bên mua là chị không lấy hóa đơn không phải là căn cứ, lý do để bên bán không lập hóa đơn VAT. Nếu bên bán làm vậy thì sẽ vi phạm quy định pháp luật và sẽ bị xử phạt theo quy định.
Do đó, bên mua là trường chị không thể thỏa thuận với bên bán về việc không lập hóa đơn VAT khi mua hàng hóa, dịch vụ.
Bên mua có thể thỏa thuận với bên bán về việc không lập hóa đơn VAT khi mua hàng hóa, dịch vụ không? (Hình từ Internet)
Không lập hóa đơn VAT khi bán hàng hóa, dịch vụ thì bên bán có bị xử phạt không?
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với bên bán không lập hóa đơn VAT khi bán hàng hóa, dịch vụ được quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ
...
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua theo quy định, trừ hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc lập hóa đơn theo quy định đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 4, khoản 5 Điều này khi người mua có yêu cầu.
Đồng thời theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP về nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền như sau:
Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền khi xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
...
4. Nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền
a) Mức phạt tiền quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, khoản 1, 2 Điều 19 và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
Đối với người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân.
...
Theo quy định trên, bên bán không lập hóa đơn VAT khi bán hàng hóa, dịch vụ thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức, và từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân.
Đồng thời bên bán vi phạm còn bị buộc lập hóa đơn VAT theo quy định.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với bên bán Không lập hóa đơn VAT khi bán hàng hóa, dịch vụ là bao lâu?
Quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 102/2021/NĐ-CP như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn; thời hạn được coi là chưa bị xử phạt; thời hạn truy thu thuế
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là 02 năm.
b) Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn được quy định như sau:
Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện quy định tại điểm c khoản này thì thời hiệu được tính từ ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm.
Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại điểm d khoản này thì thời hiệu được tính từ ngày chấm dứt hành vi vi phạm.
c) Hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn đang được thực hiện là các hành vi quy định tại khoản 4 Điều 21; điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 23; khoản 2, khoản 5 Điều 24; điểm b khoản 3 Điều 25; điểm b khoản 2 và điểm b, c, d khoản 3 Điều 27; điểm b khoản 5 Điều 29; điểm b khoản 3 Điều 30 Nghị định này.
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với bên bán Không lập hóa đơn VAT khi bán hàng hóa, dịch vụ là 02 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo định kỳ hằng năm của DN sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mới nhất theo quy định hiện nay?
- Giải thể doanh nghiệp có phải mất phí không? Doanh nghiệp có được ký kết hợp đồng mới khi đã có quyết định giải thể doanh nghiệp không?
- Mục đích của chỉ dẫn kỹ thuật trong xây dựng là gì? Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm trình chủ đầu tư chấp thuận nội dung gì?
- Năm cá nhân số 4 năm 2025 có ý nghĩa gì? Năm 2025 là năm thế giới số mấy? Hành vi xem thần số học có phải là mê tín dị đoan không?
- Chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng là gì? Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng?