Bên mua bảo hiểm có thể thay đổi người thụ hưởng chưa thành niên trong hợp đồng bảo hiểm không? 

Bên mua bảo hiểm có thể thay đổi người thụ hưởng chưa thành niên trong hợp đồng bảo hiểm không? Người được bảo hiểm chết do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải trả tiền bảo hiểm không?

Bên mua bảo hiểm có thể thay đổi người thụ hưởng chưa thành niên trong hợp đồng bảo hiểm không?

Căn cứ khoản 3 Điều 41 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định:

Chỉ định, thay đổi người thụ hưởng
1. Bên mua bảo hiểm có quyền chỉ định người thụ hưởng, trừ hợp đồng bảo hiểm nhóm. Trường hợp bên mua bảo hiểm không đồng thời là người được bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải có sự đồng ý bằng văn bản của người được bảo hiểm khi chỉ định người thụ hưởng; trường hợp người được bảo hiểm chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì việc chỉ định người thụ hưởng phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
2. Trường hợp có nhiều người thụ hưởng, những người được quyền chỉ định người thụ hưởng theo quy định của Luật này có thể xác định thứ tự hoặc tỷ lệ thụ hưởng của những người thụ hưởng. Trường hợp thứ tự hoặc tỷ lệ thụ hưởng không được xác định thì tất cả những người thụ hưởng được hưởng quyền lợi thụ hưởng theo tỷ lệ như nhau.
3. Bên mua bảo hiểm có thể thay đổi người thụ hưởng nhưng phải được sự đồng ý bằng văn bản của người được bảo hiểm và phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài. Trường hợp người được bảo hiểm chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì việc thay đổi người thụ hưởng phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải xác nhận tại hợp đồng bảo hiểm hoặc văn bản khác đính kèm hợp đồng bảo hiểm sau khi nhận được thông báo của bên mua bảo hiểm.

Theo đó, bên mua bảo hiểm có thể thay đổi người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm nhưng phải được sự đồng ý bằng văn bản của người được bảo hiểm và phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm.

Trường hợp người được bảo hiểm chưa thành niên thì việc thay đổi người thụ hưởng phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Doanh nghiệp bảo hiểm phải xác nhận tại hợp đồng bảo hiểm hoặc văn bản khác đính kèm hợp đồng bảo hiểm sau khi nhận được thông báo của bên mua bảo hiểm.

Bên mua bảo hiểm có thể thay đổi người thụ hưởng chưa thành niên trong hợp đồng bảo hiểm không? (Hình từ Internet)

Người được bảo hiểm chết do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải trả tiền bảo hiểm không?

Căn cứ khoản 1 Điều 40 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định:

Các trường hợp không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong trường hợp sau đây:
a) Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn 02 năm kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm khôi phục hiệu lực;
b) Người được bảo hiểm chết do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Người được bảo hiểm bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của chính bản thân người được bảo hiểm hoặc bên mua bảo hiểm hoặc người thụ hưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
d) Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình;
đ) Trường hợp khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
2. Trường hợp có nhiều người thụ hưởng, nếu một hoặc một số người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết hay thương tật vĩnh viễn cho người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài vẫn phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm cho những người thụ hưởng khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Theo đó, trường hợp người được bảo hiểm chết do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm, trừ trường hợp có nhiều người thụ hưởng thì doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm.

Người được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn thì doanh nghiệp có quyền phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm không?

Căn cứ khoản 3 Điều 55 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định:

Các quy định về an toàn
1. Người được bảo hiểm phải thực hiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy, an toàn lao động, vệ sinh lao động và những quy định khác của pháp luật có liên quan nhằm bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có quyền kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm hoặc khuyến nghị, yêu cầu người được bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế rủi ro.
3. Trường hợp người được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có quyền ấn định một thời hạn để người được bảo hiểm thực hiện các biện pháp đó. Nếu hết thời hạn này mà các biện pháp bảo đảm an toàn vẫn không được thực hiện thì doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có quyền tăng phí bảo hiểm hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm.

Theo đó, trường hợp người được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền ấn định một thời hạn để người được bảo hiểm thực hiện các biện pháp đó.

Nếu hết thời hạn này mà các biện pháp bảo đảm an toàn vẫn không được thực hiện thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tăng phí bảo hiểm hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm.

Hợp đồng bảo hiểm Tải về quy định liên quan đến Hợp đồng bảo hiểm:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm áp dụng cho đối tượng nào? Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong hợp đồng này?
Pháp luật
Bên mua bảo hiểm có thể thay đổi người thụ hưởng chưa thành niên trong hợp đồng bảo hiểm không? 
Pháp luật
Hợp đồng bảo hiểm bị hủy bỏ hiệu lực khi người mua bảo hiểm cố ý cung cấp sai thông tin phải không?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm hiện nay là mẫu nào? Doanh nghiệp bảo hiểm nộp đơn đề nghị đến đâu?
Pháp luật
Hồ sơ chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm của chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài gồm những tài liệu nào?
Pháp luật
Tranh chấp phát sinh khi thực hiện hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp có thể được giải quyết bởi Tòa án không?
Pháp luật
Bên mua bảo hiểm không đồng ý chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm thì có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm không?
Pháp luật
Doanh nghiệp chuyển giao chỉ được chuyển giao toàn bộ danh mục hợp đồng bảo hiểm của một nghiệp vụ bảo hiểm đúng không?
Pháp luật
Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm do chậm thông báo sự kiện bảo hiểm phải được quy định như thế nào trong hợp đồng bảo hiểm?
Pháp luật
Người mua bảo hiểm được quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hợp đồng bảo hiểm
66 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hợp đồng bảo hiểm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào