Bên đi vay nước ngoài là những đối tượng nào? Đăng ký và cấp tài khoản truy cập đối với người sử dụng là bên đi vay nước ngoài được quy định như thế nào?
Bên đi vay nước ngoài là những đối tượng nào?
Căn cứ tại Điều 2 Thông tư 12/2022/TT-NHNN về đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng
1. Người cư trú là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam là bên đi vay nước ngoài (sau đây gọi chung là bên đi vay).
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cung ứng dịch vụ tài khoản vay, trả nợ nước ngoài cho bên đi vay; cung ứng dịch vụ chuyển tiền liên quan đến hoạt động vay, trả nợ nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh.
3. Các tổ chức, cá nhân là bên bảo lãnh, bên bảo đảm tài sản cho khoản vay nước ngoài của bên đi vay.
...
Như vậy, người cư trú là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam là bên đi vay nước ngoài.
Trong đó: theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 219/2013/NĐ-CP:
Vay nước ngoài là việc Bên đi vay nhận khoản tín dụng từ Người không cư trú thông qua việc ký kết và thực hiện các thỏa thuận vay nước ngoài dưới hình thức hợp đồng vay, hợp đồng mua bán hàng trả chậm, hợp đồng ủy thác cho vay, hợp đồng cho thuê tài chính hoặc phát hành công cụ nợ của Bên đi vay.
Đăng ký và cấp tài khoản truy cập đối với người sử dụng là bên đi vay nước ngoài được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Đăng ký và cấp tài khoản truy cập đối với người sử dụng là bên đi vay nước ngoài được quy định như thế nào?
Đối chiếu với quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 12/2022/TT-NHNN về tài khoản truy cập:
Theo đó, việc đăng ký và cấp tài khoản truy cập đối với người sử dụng là bên đi vay nước ngoài được quy định như sau:
Bước 1: Bên đi vay nước ngoài điền thông tin trên tờ khai điện tử đề nghị cấp tài khoản truy cập theo hướng dẫn trên Trang điện tử, in tờ khai từ Trang điện tử, ký và đóng dấu;
Bước 2: Người sử dụng gửi tờ khai điện tử đề nghị cấp tài khoản truy cập qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi bên đi vay đặt trụ sở chính cấp và quản lý tài khoản truy cập cho bên đi vay trên địa bàn quản lý;
Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ khai đề nghị cấp tài khoản truy cập của người sử dụng với các thông tin đầy đủ và hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại điểm a khoản 5 Thông tư 12/2022/TT-NHNN duyệt và cấp tài khoản truy cập qua hộp thư điện tử mà người sử dụng đã đăng ký.
Trường hợp từ chối cấp tài khoản truy cập phải có trả lời trực tuyến nêu rõ lý do.
Trong đó: Tài khoản truy cập là tên và mật khẩu truy cập Trang điện tử (địa chỉ www.sbv.gov.vn hoặc www.qlnh-sbv.cic.org.vn) cấp cho người sử dụng gồm:
+ Bên đi vay nước ngoài;
+ Các công chức thuộc Vụ Quản lý ngoại hối và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố tham gia quản lý hoạt động vay, trả nợ nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh;
+ Các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước được phân quyền khai thác số liệu vay, trả nợ nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh.
Khi đã được cấp tài khoản truy cập, người sử dụng thực hiện việc khai báo thông tin, báo cáo, quản lý và sử dụng thông tin trên Trang điện tử thông qua tài khoản truy cập của mình.
Cơ quan nào có trách nhiệm giải đáp vướng mắc liên quan đến Trang điện tử quản lý vay, trả nợ nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh?
Căn cứ tại Điều 46 Thông tư 12/2022/TT-NHNN về trách nhiệm của Vụ Quản lý ngoại hối:
Trách nhiệm của Vụ Quản lý ngoại hối
1. Chủ trì xây dựng mô hình quản lý thông tin vay, trả nợ nước ngoài thông qua Trang điện tử.
2. Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại Thông tư này.
3. Khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu về vay, trả nợ nước ngoài phục vụ công tác xây dựng, điều hành chính sách phù hợp với chức năng, nhiệm vụ.
4. Chủ trì, phối hợp với Trung tâm Thông tin Tín dụng quốc gia Việt Nam:
a) Xây dựng Tài liệu hướng dẫn người sử dụng, đăng tải và cập nhật thường xuyên trên Trang điện tử;
b) Chỉnh sửa và nâng cấp nội dung Trang điện tử để tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng, đảm bảo cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý vay, trả nợ nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh;
c) Giải đáp vướng mắc liên quan đến Trang điện tử; tiếp nhận và kịp thời hướng dẫn, xử lý các vướng mắc, kiến nghị của người sử dụng trong quá trình khai thác, vận hành Trang điện tử;
d) Hướng dẫn việc đăng ký và cấp tài khoản truy cập, đăng ký thay đổi thông tin tài khoản truy cập cho các đối tượng quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 10 Thông tư này.
Như vậy, Vụ Quản lý ngoại hối là cơ quan có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Trung tâm Thông tin Tín dụng quốc gia Việt Nam giải đáp vướng mắc liên quan đến Trang điện tử quản lý vay, trả nợ nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?