Bên đi vay nước ngoài không phải là tổ chức tín dụng không được Chính phủ bảo lãnh phải chứng minh mục đích vay nước ngoài thông qua đâu?
- Bên đi vay nước ngoài không phải là tổ chức tín dụng không được Chính phủ bảo lãnh phải chứng minh mục đích vay nước ngoài thông qua đâu?
- Phương án cơ cấu nợ nước ngoài của bên đi vay không được Chính phủ bảo lãnh bao gồm các nội dung cơ bản nào?
- Khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam không được Chính phủ bảo lãnh chỉ được thực hiện trong trường hợp nào?
Bên đi vay nước ngoài không phải là tổ chức tín dụng không được Chính phủ bảo lãnh phải chứng minh mục đích vay nước ngoài thông qua đâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Thông tư 08/2023/TT-NHNN, quy định như sau:
Mục đích vay nước ngoài
...
4. Bên đi vay nước ngoài phải chứng minh mục đích vay nước ngoài thông qua:
a) Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định hiện hành của pháp luật có liên quan trong trường hợp vay nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư của bên đi vay;
b) Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư này trong trường hợp vay nước ngoài để thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, dự án khác của bên đi vay;
c) Phương án cơ cấu nợ theo quy định tại Điều 8 Thông tư này trong trường hợp vay nước ngoài cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì bên đi vay nước ngoài không được chính phủ bảo lãnh phải chứng minh mục đích vay như sau:
- Thông qua giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định hiện hành của pháp luật có liên quan trong trường hợp vay nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư của bên đi vay;
- Thông qua phương án sử dụng vốn vay nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 08/2023/TT-NHNN trong trường hợp vay nước ngoài để thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, dự án khác của bên đi vay
- Thông qua phương án cơ cấu nợ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 08/2023/TT-NHNN trong trường hợp vay nước ngoài cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài.
Bên đi vay nước ngoài không phải là tổ chức tín dụng không được Chính phủ bảo lãnh phải chứng minh mục đích vay nước ngoài thông qua đâu? (Hình từ internet)
Phương án cơ cấu nợ nước ngoài của bên đi vay không được Chính phủ bảo lãnh bao gồm các nội dung cơ bản nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 08/2023/TT-NHNN, quy định như sau:
Phương án cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài
...
2. Phương án cơ cấu nợ bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Thông tin về bên đi vay nước ngoài:
Các thông tin theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 Thông tư này đối với bên đi vay là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Các thông tin theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 7 Thông tư này đối với bên đi vay không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Thông tin về khoản vay và dư nợ khoản vay nước ngoài hiện hữu: bên cho vay, số tiền vay, đồng tiền vay, thời hạn vay, chi phí vay, mục đích vay, tình hình rút vốn, trả nợ, dư nợ của khoản vay tại thời điểm lập Phương án cơ cấu nợ, giá trị dự kiến cơ cấu, mã số khoản vay (áp dụng đối với khoản vay nước ngoài hiện hữu là khoản vay trung, dài hạn), bảng kê việc sử dụng vốn vay ngắn hạn của khoản vay nước ngoài hiện hữu (áp dụng đối với khoản vay nước ngoài hiện hữu là khoản vay ngắn hạn);
c) Thông tin về khoản vay nước ngoài mới: bên cho vay, số tiền vay, đồng tiền vay, thời hạn vay, chi phí vay, kế hoạch rút vốn, kế hoạch thanh toán dư nợ khoản vay nước ngoài hiện hữu;
d) Thẩm quyền phê duyệt Phương án cơ cấu nợ: cấp có thẩm quyền phê duyệt, căn cứ xác định thẩm quyền phê duyệt;
đ) Các nội dung khác (nếu có).
Theo đó, căn cứ theo nội dung quy định nêu trên thì phương án cơ cấu nợ bao gồm các nội dung cơ bản sau:
- Thông tin về bên đi vay nước ngoài.
- Thông tin về khoản vay và dư nợ khoản vay nước ngoài hiện hữu.
- Thông tin về khoản vay nước ngoài mới
- Thẩm quyền phê duyệt Phương án cơ cấu nợ: cấp có thẩm quyền phê duyệt, căn cứ xác định thẩm quyền phê duyệt;
- Các nội dung khác (nếu có).
Khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam không được Chính phủ bảo lãnh chỉ được thực hiện trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 08/2023/TT-NHNN, quy định như sau:
Đồng tiền vay nước ngoài
1. Đồng tiền vay nước ngoài là ngoại tệ.
2. Khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam chỉ được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Bên đi vay là tổ chức tài chính vi mô;
b) Bên đi vay là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vay từ nguồn lợi nhuận từ hoạt động đầu tư trực tiếp trên lãnh thổ Việt Nam của bên cho vay là nhà đầu tư nước ngoài góp vốn tại bên đi vay;
c) Bên đi vay rút vốn, trả nợ bằng đồng ngoại tệ và nghĩa vụ nợ của khoản vay được xác định bằng đồng Việt Nam.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam chỉ được thực hiện trong 3 trường hợp sau:
- Bên đi vay là tổ chức tài chính vi mô;
- Bên đi vay là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vay từ nguồn lợi nhuận từ hoạt động đầu tư trực tiếp trên lãnh thổ Việt Nam của bên cho vay là nhà đầu tư nước ngoài góp vốn tại bên đi vay;
- Bên đi vay rút vốn, trả nợ bằng đồng ngoại tệ và nghĩa vụ nợ của khoản vay được xác định bằng đồng Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Toàn văn Nghị định 02 2025 hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế 2025? Tải Nghị định 02/2025/NĐ-CP pdf ở đâu?
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?