Bên đại lý là gì? Bên giao đại lý là gì? Bên giao đại lý có được giao cho bên đại lý rút tiền mặt hay không?
Bên đại lý là gì? Bên giao đại lý là gì?
Theo Điều 2 Thông tư 07/2024/TT-NHNN quy định về giải thích từ ngữ như sau:
Giải thích từ ngữ
...
2. Bên giao đại lý thanh toán bao gồm: ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là bên giao đại lý).
3. Bên làm đại lý thanh toán bao gồm: ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, tổ chức khác (sau đây gọi là bên đại lý).
...
Như vậy, Bên giao đại lý thanh toán bao gồm: ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là bên giao đại lý).
Bên làm đại lý thanh toán bao gồm: ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, tổ chức khác (sau đây gọi là bên đại lý).
Bên đại lý là gì? Bên giao đại lý là gì? Bên giao đại lý có được giao cho bên đại lý rút tiền mặt hay không? (hình từ internet)
Bên giao đại lý có được giao cho bên đại lý rút tiền mặt hay không?
Theo Điều 4 Thông tư 07/2024/TT-NHNN quy định về các nội dung hoạt động đại lý thanh toán như sau:
Các nội dung hoạt động đại lý thanh toán
Bên giao đại lý được giao cho bên đại lý thực hiện một hoặc một số nghiệp vụ sau:
1. Nhận hồ sơ mở tài khoản thanh toán, kiểm tra, xác minh thông tin nhận biết khách hàng để gửi cho bên giao đại lý và hướng dẫn khách hàng sử dụng tài khoản thanh toán.
2. Nhận hồ sơ phát hành thẻ ngân hàng, kiểm tra, xác minh thông tin nhận biết khách hàng để gửi cho bên giao đại lý và hướng dẫn khách hàng sử dụng thẻ ngân hàng.
3. Tiếp nhận yêu cầu cung cấp dịch vụ thanh toán của khách hàng, lập, ký, kiểm soát, xử lý chứng từ giao dịch của khách hàng, chuyển thông tin giao dịch của khách hàng cho bên giao đại lý, nhận tiền mặt từ khách hàng hoặc trả tiền mặt cho khách hàng nhằm thực hiện các giao dịch:
a) Nộp/rút tiền mặt vào/từ tài khoản thanh toán của khách hàng mở tại bên giao đại lý;
b) Nộp/rút tiền mặt vào/từ thẻ ghi nợ, thẻ trả trước định danh của khách hàng do bên giao đại lý phát hành;
c) Nộp tiền mặt để thanh toán dư nợ thẻ tín dụng của khách hàng do bên giao đại lý phát hành;
d) Thực hiện dịch vụ thanh toán lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, chuyển tiền, thu hộ, chi hộ.
4. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được yêu cầu cung cấp dịch vụ thanh toán của khách hàng thì bên đại lý xử lý chứng từ giao dịch của khách hàng và thực hiện chuyển thông tin giao dịch của khách hàng cho bên giao đại lý, trừ trường hợp xảy ra sự cố hệ thống thông tin và/hoặc các điều kiện bất khả kháng khác không thể thực hiện được giao dịch của khách hàng.
Như vậy, bên giao đại lý được giao cho bên đại lý thực hiện tiếp nhận yêu cầu cung cấp dịch vụ thanh toán của khách hàng, lập, ký, kiểm soát, xử lý chứng từ giao dịch của khách hàng, chuyển thông tin giao dịch của khách hàng cho bên giao đại lý, nhận tiền mặt từ khách hàng hoặc trả tiền mặt cho khách hàng nhằm thực hiện các giao dịch:
- Rút tiền mặt vào/từ tài khoản thanh toán của khách hàng mở tại bên giao đại lý
- Rút tiền mặt vào/từ thẻ ghi nợ, thẻ trả trước định danh của khách hàng do bên giao đại lý phát hành
Hoạt động của bên giao đại lý và bên đại lý như thế nào?
Theo Điều 6 Thông tư 07/2024/TT-NHNN quy định về hoạt động của bên giao đại lý và bên đại lý như sau:
- Việc thực hiện hoạt động giao đại lý, làm đại lý của ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô phải phù hợp với nội dung ghi trong Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép thành lập hoặc Quyết định quy định về tổ chức và hoạt động của cấp có thẩm quyền quyết định và văn bản sửa đổi, bổ sung Giấy phép, Quyết định (nếu có).
- Quỹ tín dụng nhân dân được làm đại lý cho ngân hàng hợp tác xã đối với thành viên, khách hàng của quỹ tín dụng nhân dân đó.
- Tổ chức tài chính vi mô được làm đại lý cho ngân hàng đối với khách hàng của tổ chức tài chính vi mô đó.
- Tổ chức khác là doanh nghiệp thành lập hợp pháp được làm đại lý theo thỏa thuận với bên giao đại lý.
- Ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tài chính vi mô được làm đại lý cho nhiều bên giao đại lý. Tổ chức khác chỉ được làm đại lý cho 01 bên giao đại lý.
Như vậy, hoạt động của bên giao đại lý và bên đại lý được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?