Bên đại diện có phải tuân thủ sự chỉ dẫn của bên giao đại diện trong mọi trường hợp hay không? Mức thù lao bên đại diện nhận được là bao nhiêu?
Đại diện cho thương nhân là gì?
Đại diện cho thương nhân (Hình từ Internet)
Theo Điều 139 Bộ luật Dân sự 2015, đại diện là việc một người (gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện.
Quan hệ đại diện có thể được thiết lập trong nhiều lĩnh vực của đời sống kinh - xã hội và bao gồm hai loại: Đại diện theo pháp luật và đại diện theo uỷ quyền.
Mặt khác, tại khoản 1 Điều 141 Luật Thương mại 2005 thì khái niệm thương nhân được quy định cụ thể như sau:
Đại diện thương nhân
1. Đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận uỷ nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện.
...
Từ quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Thương mại 2005 nêu trên, có thể khẳng định đại diện cho thương nhân là một dạng của đại diện theo ủy quyền được thực hiện trong hoạt động thương mại.
Bên đại diện có phải tuân thủ sự chỉ dẫn của bên giao đại diện trong mọi trường hợp không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 145 Luật Thương mại 2005 quy định về nghĩa vụ của bên đại diện như sau:
Nghĩa vụ của bên đại diện
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên đại diện có các nghĩa vụ sau đây:
1. Thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa và vì lợi ích của bên giao đại diện;
2. Thông báo cho bên giao đại diện về cơ hội và kết quả thực hiện các hoạt động thương mại đã được uỷ quyền;
3. Tuân thủ chỉ dẫn của bên giao đại diện nếu chỉ dẫn đó không vi phạm quy định của pháp luật;
4. Không được thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa của mình hoặc của người thứ ba trong phạm vi đại diện;
5. Không được tiết lộ hoặc cung cấp cho người khác các bí mật liên quan đến hoạt động thương mại của bên giao đại diện trong thời gian làm đại diện và trong thời hạn hai năm, kể từ khi chấm dứt hợp đồng đại diện;
6. Bảo quản tài sản, tài liệu được giao để thực hiện hoạt động đại diện.
Căn cứ theo quy định trên, nghĩa vụ của bên đại diện được các bên thỏa thuận nhưng phải tuân thủ các quy định nêu trên.
Trong đó, bên đại diện phải tuân thủ chỉ dẫn, phải trao đổi, thông báo cho bên giao đại diện khi không thể thực hiện những chỉ dẫn của bên giao đại diện hoặc việc thực hiện có nguy cơ gây thiệt hại cho bên giao đại diện.
Như vậy, bên đại diện có quyền từ chối thực hiện chỉ dẫn của bên giao đại diện nếu chỉ dẫn đó vi phạm các quy định của pháp luật hoặc không phù hợp với hợp đồng đại diện.
Mức thù lao đại diện mà bên đại diện nhận được khi làm đại diện cho bên giao đại diện là bao nhiêu?
Theo Điều 147 Luật Thương mại 2005 quy định về quyền hưởng thù lao đại diện như sau:
Quyền hưởng thù lao đại diện
1. Bên đại diện được hưởng thù lao đối với hợp đồng được giao kết trong phạm vi đại diện. Quyền được hưởng thù lao phát sinh từ thời điểm do các bên thoả thuận trong hợp đồng đại diện.
2. Trường hợp không có thỏa thuận, mức thù lao cho bên đại diện được xác định theo quy định tại Điều 86 của Luật này.
Và, tại Điều 86 Luật Thương mại 2005, quy định xác định giá dịch vụ như sau:
Giá dịch vụ
Trường hợp không có thoả thuận về giá dịch vụ, không có thoả thuận về phương pháp xác định giá dịch vụ và cũng không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá dịch vụ thì giá dịch vụ được xác định theo giá của loại dịch vụ đó trong các điều kiện tương tự về phương thức cung ứng, thời điểm cung ứng, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá dịch vụ.
Căn cứ theo các quy định trên, bên đại diện sẽ hưởng mức thù lao đại diện theo thỏa thuận giữa hai bên giao kết trong phạm vi đại diện. Quyền được hưởng thù lao phát sinh từ thời điểm do các bên thoả thuận trong hợp đồng đại diện.
Trong trường hợp không có thỏa thuận, không thỏa thuận về phương pháp xác định giá và cũng không có bất ký chỉ dẫn nào khác về giá thì mức thù lao cho bên đại diện được xác định theo giá của dịch vụ đại diện trong các điều kiện tương tự về phương thức cung ứng, thời điểm cung ứng, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá dịch vụ đại diện.
Bên cạnh đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên đại diện có quyền yêu cầu được thanh toán các khoản chi phí phát sinh hợp lý để thực hiện hoạt động đại diện. (Căn cứ Điều 87 Luật Thương mại 2005).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?