Bắt giam đại biểu Quốc hội cần có sự đồng ý của ai? Ai có quyền đề nghị bắt giam đại biểu Quốc hội?
Bắt giam đại biểu Quốc hội cần có sự đồng ý của ai? Ai có quyền đề nghị bắt giam đại biểu Quốc hội?
Quyền miễn trừ của đại biểu Quốc hội được quy định theo Điều 81 Hiến pháp 2013 như sau:
Điều 81.
Không được bắt, giam giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội nếu không có sự đồng ý của Quốc hội hoặc trong thời gian Quốc hội không họp không có sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội; trong trường hợp đại biểu Quốc hội phạm tội quả tang mà bị tạm giữ thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Bên cạnh đó, quyền miễn trừ của đại biểu Quốc hội còn được quy định tại Điều 37 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 như sau:
Quyền miễn trừ của đại biểu Quốc hội
1. Không được bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội nếu không có sự đồng ý của Quốc hội hoặc trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Việc đề nghị bắt, giam, giữ, khởi tố, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội thuộc thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
....
Theo quy định nêu trên, trường hợp bắt giam đại biểu Quốc hội cần có sự đồng ý của Quốc hội hoặc trong thời gian Quốc hội không họp thì cần có sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao có quyền đề nghị bắt giam đại biểu Quốc hội.
Như vậy, việc bắt giam đại biểu Quốc hội phải có đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao và được sự đồng ý của Quốc hội hoặc sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội (trong thời gian Quốc hội không họp).
Việc thực hiện lệnh bắt thuộc về cơ quan điều tra phát hiện ra hành vi phạm tội của đại biểu Quốc hội và có thẩm quyền điều tra hành vi phạm tội đó.
Trường hợp nào có thể bắt khẩn cấp đại biểu Quốc hội khi chưa được sự đồng ý của Quốc hội?
Trường hợp có thể bắt khẩn cấp đại biểu Quốc hội khi chưa được sự đồng ý của Quốc hội được căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 như sau:
Quyền miễn trừ của đại biểu Quốc hội
1. [..]
Trường hợp đại biểu Quốc hội bị tạm giữ vì phạm tội quả tang thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
....
Căn cứ trên quy định trường hợp đại biểu Quốc hội bị tạm giữ vì phạm tội quả tang thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Như vậy, trong trường hợp đại biểu Quốc hội phạm tội quả tang thì có thể bắt khẩn cấp đại biểu khi chưa được sự đồng ý của Quốc hội. Tuy nhiên, cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội xem xét, quyết định.
Bắt giam đại biểu Quốc hội cần có sự đồng ý của ai? Ai có quyền đề nghị bắt giam đại biểu Quốc hội? (Hình từ Internet)
Đại biểu Quốc hội có quyền ứng cử vào các chức danh nào trong bộ máy nhà nước?
Đại biểu Quốc hội có quyền ứng cử vào các chức danh do Quốc hội bầu căn cứ theo khoản 1 Điều 31 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 như sau:
Quyền ứng cử, giới thiệu người ứng cử vào các chức danh do Quốc hội bầu
1. Đại biểu Quốc hội có quyền ứng cử hoặc giới thiệu người ứng cử vào các chức danh do Quốc hội bầu quy định tại Điều 8 của Luật này.
...
Dẫn chiếu đến Điều 8 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 như sau:
Bầu các chức danh trong bộ máy nhà nước
1. Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội trong số các đại biểu Quốc hội theo danh sách đề cử chức vụ từng người của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa trước.
2. Quốc hội bầu Chủ tịch nước trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Quốc hội bầu Phó Chủ tịch nước trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước.
3. Quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
4. Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước.
5. Quốc hội bầu Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo đề nghị của Chủ tịch nước.
6. Quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước, Tổng thư ký Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
7. Ngoài những người do cơ quan hoặc người có thẩm quyền quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này đề nghị, Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội quyết định danh sách những người ứng cử để bầu vào chức danh quy định tại Điều này trong trường hợp đại biểu Quốc hội ứng cử hoặc giới thiệu thêm người ứng cử.
8. Sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân là gì? Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu?
- Tổ chức chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất theo phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ gồm những gì?
- Nội dung kiểm tra hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất gồm những gì?