Bảo vệ quyền lợi cho con ngoài giá thú như thế nào? Con ngoài giá thú có quyền được nhận cấp dưỡng hay không?
Một số quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng cần chú ý là gì?
Theo Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:
"Điều 107. Nghĩa vụ cấp dưỡng
1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.
Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.
2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này."
Bảo vệ quyền lợi cho con ngoài giá thú như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 68 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc bảo vệ quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con như sau:
"Điều 68. Bảo vệ quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con
1. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan được tôn trọng và bảo vệ.
2. Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
3. Giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi có các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con được quy định tại Luật này, Luật nuôi con nuôi, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
4. Mọi thỏa thuận của cha mẹ, con liên quan đến quan hệ nhân thân, tài sản không được làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình."
Bảo vệ quyền lợi cho con ngoài giá thú như thế nào? Con ngoài giá thú có quyền được nhận cấp dưỡng hay không? (Hình từ Internet)
Như vậy, có thể thấy việc con ngoài giá thú thì vẫn được bảo vệ những quyền lợi, không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ như thế nào, cha mẹ có nghĩa vụ như nhau.
Con ngoài giá thú có quyền được nhận cấp dưỡng không?
Theo Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định quyền lợi nhận cấp dưỡng đối với con ngoài giá thú như sau:
"Điều 110. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con
Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con".
Theo khoản 1 Điều 119 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, cụ thể như sau:
"Điều 119. Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
1. Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
Như vậy, nếu bạn trai thừa nhận đứa trẻ là con của mình, bạn có thể yêu cầu anh ấy cấp dưỡng.
Nếu bạn trai bạn thừa nhận nhưng không tự nguyện cấp dưỡng, bạn có thể khởi kiện yêu cầu tòa án buộc cha đứa trẻ thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
Hồ sơ khởi kiện bao gồm:
+ Đơn khởi kiện
+ Bản sao công chứng CMTND hoặc CCCD của người khởi kiện
+ Bản sao công chứng sổ hộ khẩu của người khởi kiện
+ Bản sao công chứng giấy khai sinh của con
+ Các tài liệu khác (nếu có).
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên bạn nộp hồ sơ khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú.
Trong trường hợp trường hợp cha của đứa trẻ không thừa nhận đứa trẻ là con của mình, trước hết bạn cần làm thủ tục truy nhận cha cho con tại tòa án. Việc cấp dưỡng có thể đề nghị tòa án giải quyết luôn cũng quyết định truy nhận cha cho con.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?
- Bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy? Tham khảo mẫu bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy?
- Phế liệu kim loại màu nhập khẩu là gì? Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng Phế liệu kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?