Bảo vệ hệ sinh thái rừng được quy định như thế nào? Việc phòng cháy, chữa cháy rừng được quy định như thế nào?

Xin hỏi bảo vệ hệ sinh thái rừng được quy định như thế nào? Việc phòng cháy, chữa cháy được quy định như thế nào? Ngoài ra, lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng có những quyền hạn gì? Đối với bảo vệ rừng là trách nhiệm của ai?

Bảo vệ hệ sinh thái rừng được quy định như thế nào?

Tại Điều 37 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định bảo vệ hệ sinh thái rừng như sau:

Cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái rừng, sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật rừng phải tuân thủ quy định của Luật này, pháp luật về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Việc phòng cháy, chữa cháy rừng được quy định như thế nào?

Theo Điều 39 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định phòng cháy và chữa cháy rừng như sau:

- Chủ rừng phải lập và thực hiện phương án phòng cháy và chữa cháy rừng; chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Mọi trường hợp sử dụng lửa trong rừng, gần rừng để dọn nương rẫy, dọn đồng ruộng, chuẩn bị đất trồng rừng, đốt trước mùa khô hanh hoặc dùng lửa vì mục đích khác, người sử dụng lửa phải thực hiện các biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng.

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tiến hành hoạt động trong rừng, xây dựng công trình ở trong rừng, ven rừng phải chấp hành quy định về phòng cháy và chữa cháy; thực hiện biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng của chủ rừng.

- Khi xảy ra cháy rừng, chủ rừng phải kịp thời chữa cháy rừng, thông báo ngay cho cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan; khắc phục hậu quả sau cháy rừng và báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm phối hợp chữa cháy rừng kịp thời.

- Trường hợp cháy rừng xảy ra trên diện rộng có nguy cơ gây thảm họa dẫn đến tình trạng khẩn cấp, việc chữa cháy rừng phải thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.

- Kiểm lâm chủ trì, phối hợp với lực lượng cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn hướng dẫn chủ rừng xây dựng phương án phòng cháy và chữa cháy rừng.

- Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Phòng, cháy chữa cháy rừng được quy định như thế nào?

Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng có những quyền hạn gì?

Căn cứ Điều 41 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng như sau:

- Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ nơi không thành lập Kiểm lâm; doanh nghiệp nhà nước, tổ chức không thuộc lực lượng vũ trang được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng và đất rừng được tổ chức lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.

- Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

+ Tuần tra, kiểm tra về bảo vệ rừng, đất rừng quy hoạch cho lâm nghiệp;

+ Thực hiện biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng;

+ Thực hiện biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng; được sử dụng công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

- Chủ rừng có trách nhiệm trực tiếp quản lý, chỉ đạo hoạt động của lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng; bảo đảm chế độ cho lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật.

- Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Bảo vệ rừng là trách nhiệm của ai?

Tại Điều 43 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định trách nhiệm bảo vệ rừng của toàn dân như sau:

- Cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có trách nhiệm bảo vệ rừng theo quy định của Luật này, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có trách nhiệm thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chủ rừng về cháy rừng, sinh vật gây hại rừng và hành vi vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ rừng; chấp hành sự huy động nhân lực, phương tiện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xảy ra cháy rừng.

Nhà nước có chính sách gì trong hoạt động lâm nghiệp nói chung bảo vệ rừng nói riêng?

Theo Điều 4 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định chính sách của Nhà nước về lâm nghiệp như sau:

- Nhà nước có chính sách đầu tư và huy động nguồn lực xã hội cho hoạt động lâm nghiệp gắn liền, đồng bộ với chính sách phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.

- Nhà nước bảo đảm nguồn lực cho hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.

- Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoạt động lâm nghiệp.

- Nhà nước tổ chức, hỗ trợ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng sản xuất; giống cây trồng lâm nghiệp, phục hồi rừng, trồng rừng mới; nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới; đào tạo nguồn nhân lực; thực hiện dịch vụ môi trường rừng; trồng rừng gỗ lớn, chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn; kết cấu hạ tầng; quản lý rừng bền vững; chế biến và thương mại lâm sản; hợp tác quốc tế về lâm nghiệp.

- Nhà nước khuyến khích sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; sản xuất lâm nghiệp hữu cơ; bảo hiểm rừng sản xuất là rừng trồng.

- Nhà nước bảo đảm cho đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư sinh sống phụ thuộc vào rừng được giao rừng gắn với giao đất để sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; được hợp tác, liên kết bảo vệ và phát triển rừng với chủ rừng, chia sẻ lợi ích từ rừng; được thực hành văn hóa, tín ngưỡng gắn với rừng theo quy định của Chính phủ.

Bảo vệ rừng Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Bảo vệ rừng
Bảo vệ hệ sinh thái rừng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Rừng là gì? Nguyên tắc bảo vệ và phát triển rừng
Pháp luật
Khoán bảo vệ rừng là gì? Đối tượng rừng được quy định thế nào? Mức kinh phí khoán bảo vệ rừng được tính như thế nào?
Pháp luật
Cá nhân, tổ chức nào được nhận khoán bảo vệ rừng? Cá nhân, tổ chức được nhận khoán bảo vệ rừng có mức hỗ trợ là bao nhiêu?
Pháp luật
Cháy rừng do tự nhiên có phải là thiên tai hay không? Khi cháy rừng xảy ra thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có nhiệm vụ gì?
Pháp luật
Nghị quyết 29/NQ-CP 2024 quy định Chương trình hành động thực hiện Kết luận 61-KL/TW ngày 17/8/2023 ra sao?
Pháp luật
Người có hành vi lấn chiếm rừng sản xuất của người khác sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ phê duyệt thiết kế công trình bảo vệ rừng sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước gồm tài liệu gì?
Pháp luật
Suy thoái rừng là gì? Điều tra rừng có bao gồm nội dung điều tra, đánh giá tình trạng mất rừng và suy thoái rừng không?
Pháp luật
Có biến động về diện tích rừng nhưng không báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền thì chủ rừng có bị xử phạt không?
Pháp luật
Người nuôi trái phép các loài động vật ngoại lai xâm hại vào rừng đặc dụng thì bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Người đào phá đường lâm nghiệp thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính đến 10 triệu đồng đúng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo vệ rừng
2,032 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo vệ rừng Bảo vệ hệ sinh thái rừng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo vệ rừng Xem toàn bộ văn bản về Bảo vệ hệ sinh thái rừng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào