Bảo vệ an ninh quốc gia là gì? Cơ quan nào thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia?
Bảo vệ an ninh quốc gia là gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Công an nhân dân 2018 thì bảo vệ an ninh quốc gia là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia và loại trừ nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia.
Và theo quy định tại Điều 3 Luật Công an nhân dân 2018 thì Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia.
Vị trí của Công an nhân dân
Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Bảo vệ an ninh quốc gia (Hình từ Internet)
Cơ quan nào thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia?
Quy định cơ quan thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia tại khoản 1 Điều 12 Luật Công an nhân dân 2018 như sau:
Trách nhiệm của Chính phủ và Bộ, ngành trung ương đối với hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật và xây dựng Công an nhân dân
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật và xây dựng Công an nhân dân; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật có liên quan.
2. Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và xây dựng Công an nhân dân.
3. Bộ, ngành trung ương, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an trong thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng Công an nhân dân và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Phối hợp với Bộ Công an tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch nhà nước, chương trình mục tiêu quốc gia, đề án về an ninh, trật tự theo nhiệm vụ được giao;
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện việc kết hợp chặt chẽ kinh tế - xã hội, quốc phòng, đối ngoại với an ninh trong xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, đề án của ngành, lĩnh vực được giao phụ trách phù hợp với chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và xây dựng Công an nhân dân;
d) Tham gia xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân gắn với nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân theo quy định của pháp luật và sự chỉ đạo, hướng dẫn của cấp có thẩm quyền;
đ) Chủ trì hoặc phối hợp với Bộ Công an định kỳ hoặc đột xuất tiến hành công tác kiểm tra, thanh tra, sơ kết, tổng kết thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự theo thẩm quyền;
e) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, Chính phủ là cơ quan thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật và xây dựng Công an nhân dân; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật có liên quan.
Người tham gia bảo vệ an ninh quốc gia có thành tích xuất sắc mà bị thiệt hại về tính mạng thì được hưởng chế nào?
Chế độ mà người tham gia bảo vệ an ninh quốc gia có thành tích xuất sắc mà bị thiệt hại về tính mạng được hưởng quy định tại Điều 4 Nghị định 16/2006/NĐ-CP như sau:
Quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia hoặc thông qua người đại diện hợp pháp của họ có quyền đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền khôi phục danh dự, đền bù thiệt hại về tài sản; thực hiện chế độ trợ cấp đối với người bị thiệt hại về tính mạng và sức khỏe.
2. Người tham gia bảo vệ an ninh quốc gia có thành tích xuất sắc mà bị thiệt hại về tính mạng, về sức khỏe thì bản thân hoặc gia đình người đó được hưởng chế độ ưu đãi người có công và được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người tham gia bảo vệ an ninh quốc gia có thành tích xuất sắc mà bị thiệt hại về tính mạng thì gia đình người đó được hưởng chế độ ưu đãi người có công và được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Căn cứ Điều 13 Nghị định 16/2006/NĐ-CP người tham gia bảo vệ an ninh quốc gia có thành tích xuất sắc mà bị thiệt hại về tính mạng được hưởng trợ cấp một lần, bao gồm:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại về tính mạng trước khi chết.
- Chi phí hợp lý cho việc mai táng.
- Trợ cấp cho gia đình hoặc người đại diện hợp pháp của người bị thiệt hại về tính mạng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu trích biên bản họp chi bộ hàng tháng năm 2025 mới nhất? Nội dung trích biên bản cuộc họp chi bộ thế nào?
- Viết đoạn văn về hiện tượng sống ảo của giới trẻ ngày nay? Bài văn về hiện tượng sống ảo của giới trẻ ngày nay hay nhất?
- Bệnh Alzheimer là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer? Triệu chứng lâm sàng của bệnh Alzheimer là gì?
- Trường đào tạo bồi dưỡng là gì? Trường đào tạo bồi dưỡng của cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ gì?
- Mẫu biên bản làm rõ hồ sơ dự thầu mới nhất là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản làm rõ hồ sơ dự thầu mới nhất ở đâu?