Báo tường 20 11 là gì? Báo tường 20 11 gồm những gì? Giáo viên vẫn đi làm vào ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 đúng không?
Báo tường 20 11 là gì?
Báo tường 20/11 là hoạt động vẽ tranh 20/11 ý nghĩa nhằm tôn vinh thầy cô của mình và những người làm nghề giáo nói chung.
Báo tường thường được dùng để trang trí lên tường lớp học. Các bạn học sinh sẽ cùng nhau viết các bài thơ, thông điệp hay nói về thầy cô và mái trường lên các mẫu giấy khổ lớn.
Theo quy định tại Điều 1 Quyết định 167-HĐBT năm 1982 thì từ 13/10/1982, sẽ lấy ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày Nhà giáo Việt Nam.
Năm 2024 sẽ là kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11.
Nhân ngày kỷ niệm đặc biệt này, các trường học đã tổ chức rất nhiều hoạt động để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 như hội giảng, hội thảo chuyên đề, vẽ tranh, văn nghệ chào mừng, triển lãm… và không thể thiếu hoạt động làm báo tường 20/11.
Đây là cơ hội để các bạn học sinh thể hiện tình cảm, lòng biết ơn sâu sắc của mình tới những “người lái đò” tâm huyết giúp các em tiếp cận gần hơn tới tri thức nhân loại.
Báo tường 20 11 là gì? Báo tường 20 11 gồm những gì? Giáo viên vẫn đi làm vào ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 đúng không? (Hình từ Internet)
Báo tường 20 11 gồm những gì? Giáo viên vẫn đi làm vào ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 đúng không?
Báo tường 20 11 có thể trang trí theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào ý tưởng sáng tạo của mỗi bạn. Tuy nhiên, dù sáng tạo như thế nào thì tờ báo tường được chấm điểm cao hay đạt giải mẫu báo tường hay, trang trí đẹp nên đảm bảo nội dung khoa học với bố cục 3 phần chính như sau:
(1) Tiêu đề/ tên đầu báo tường
(2) Nội dung chính
Nội dung của báo tường phía dưới cần đa dạng các thể loại bài viết như văn xuôi, thơ, truyện ngắn, truyện cười, trích đoạn, câu đố vui, mẹo hay, châm ngôn, ca dao tục ngữ, bài vè, bài hát,... Bạn cũng có thể trang trí thêm những góc tranh cổ động hoặc châm biếm nhưng cần tập trung vào chủ đề ngày Nhà giáo Việt Nam.
(3) Lời kết
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Luật Viên chức 2010 quy định như sau:
Quyền của viên chức về nghỉ ngơi
1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
...
Theo đó, giáo viên là viên chức được hưởng chế độ nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 không phải là ngày lễ, Tết của người lao động nói chung và giáo viên là viên chức nói riêng.
Như vậy, giáo viên là viên chức sẽ không được nghỉ vào ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11.
Tuy nhiên, căn cứ theo Điều 4 Quyết định 167-HĐBT năm 1982 về ngày Nhà giáo Việt Nam do Hội đồng Bộ trưởng ban hành quy định như sau:
Điều 4.- Trong ngày 20 tháng 11, các trường có thể sắp xếp lại việc học tập và giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và của địa phương.
Như vậy, ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 thì các trường có thể sắp xếp lại việc học tập và giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và của địa phương.
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 có được xem là lễ lớn của Việt Nam?
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 là một ngày lễ rất quan trọng và ý nghĩa của đất nước ta được tổ chức với nhiều hoạt động. Đây là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã và đang cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.
Tuy nhiên theo quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP thì ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 không nằm trong các ngày lễ lớn của Việt Nam.
Cụ thể các ngày lễ lớn của Việt Nam bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945)
8. Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc ghi sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở được căn cứ vào đâu? Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở mới nhất?
- STT Ngày Ông Công Ông Táo? Ngày Ông Công Ông Táo CBCCVC bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Các điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 trên cả nước? Địa điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 63 tỉnh thành năm 2025?
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?
- Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản gồm những khoản nào? Cách tính thuế ra sao?