Báo Thanh tra có quyền được cử phóng viên tham gia các cuộc họp, hội thảo của Thanh tra Chính phủ?
Báo Thanh tra có quyền được cử phóng viên tham gia các cuộc họp, hội thảo của Thanh tra Chính phủ?
Quyền hạn của Báo Thanh tra được căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động của Báo Thanh tra do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 442/QĐ-TTCP năm 2021 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
...
2. Quyền hạn
a) Báo được thực hiện các quyền hạn quy định tại Luật Báo chí, các văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động báo chí và quy định của Tổng Thanh tra Chính phủ;
b) Được cử phóng viên tham gia các hội nghị của ngành Thanh tra, các cuộc họp, hội thảo của Thanh tra Chính phủ theo quy định;
c) Được lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Thanh tra Chính phủ, cơ quan Thanh tra các cấp, các ngành tạo điều kiện cung cấp thông tin về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, cũng như các thông tin khác về hoạt động của ngành Thanh tra;
d) Được cấp kinh phí tổ chức tuyên truyền các chuyên đề theo yêu cầu, nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ giao;
đ) Được ký kết hợp đồng thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, xây dựng các chuyên đề với bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
e) Được nhận tài trợ, hỗ trợ cho công tác tuyên truyền, xuất bản, phát hành, quảng cáo từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì Báo Thanh tra có quyền được cử phóng viên tham gia các cuộc họp, hội thảo của Thanh tra Chính phủ.
Báo Thanh tra có quyền được cử phóng viên tham gia các cuộc họp, hội thảo của Thanh tra Chính phủ? (Hình từ Internet)
Thanh tra Chính phủ có các hội nghị, cuộc họp nào?
Các hội nghị, cuộc họp của Thanh tra Chính phủ được căn cứ theo Điều 29 Quy chế làm việc của Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 416/QĐ-TTCP năm 2019 như sau:
Các hội nghị, cuộc họp của Thanh tra Chính phủ
1. Các hội nghị gồm:
a) Hội nghị toàn ngành (sơ kết, tổng kết công tác hàng năm);
b) Hội nghị chuyên đề (triển khai, sơ kết, tổng kết chuyên đề);
c) Hội nghị tập huấn công tác chuyên môn.
2. Các cuộc họp do Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ chủ trì, gồm:
a) Họp giao ban Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ với Thủ trưởng các đơn vị hàng tháng;
b) Họp Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ với lãnh đạo Bộ, ngành Trung ương, UBND cấp tỉnh để giải quyết công việc;
c) Họp giải quyết công việc.
3. Các cuộc họp do Thủ trưởng các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ chủ trì:
a) Các cuộc họp để giải quyết các công việc chuyên môn và các công việc khác theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị;
b) Các cuộc họp với đại diện các cơ quan liên quan theo ủy quyền của Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ.
Các đơn vị tổ chức cuộc họp với Lãnh đạo Thanh tra Bộ, ngành, địa phương phải báo cáo Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ và phối hợp với Văn phòng để bố trí lịch họp.
4. Các cuộc hội thảo, hội nghị thuộc các chương trình, dự án hợp tác quốc tế thực hiện theo quy định riêng.
Như vậy, Thanh tra Chính phủ có các hội nghị, cuộc họp sau đây:
(1) Các hội nghị gồm:
- Hội nghị toàn ngành (sơ kết, tổng kết công tác hàng năm);
- Hội nghị chuyên đề (triển khai, sơ kết, tổng kết chuyên đề);
- Hội nghị tập huấn công tác chuyên môn.
(2) Các cuộc họp do Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ chủ trì, gồm:
- Họp giao ban Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ với Thủ trưởng các đơn vị hàng tháng;
- Họp Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ với lãnh đạo Bộ, ngành Trung ương, UBND cấp tỉnh để giải quyết công việc;
- Họp giải quyết công việc.
(3) Các cuộc họp do Thủ trưởng các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ chủ trì:
- Các cuộc họp để giải quyết các công việc chuyên môn và các công việc khác theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị;
- Các cuộc họp với đại diện các cơ quan liên quan theo ủy quyền của Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ.
Các đơn vị tổ chức cuộc họp với Lãnh đạo Thanh tra Bộ, ngành, địa phương phải báo cáo Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ và phối hợp với Văn phòng để bố trí lịch họp.
(4) Các cuộc hội thảo, hội nghị thuộc các chương trình, dự án hợp tác quốc tế thực hiện theo quy định riêng.
Các hình thức tổ chức hội nghị, cuộc họp của Thanh tra Chính phủ được căn cứ theo Điều 30 Quy chế làm việc của Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 416/QĐ-TTCP năm 2019 như sau:
- Trực tiếp.
- Trực tuyến.
Có bao nhiêu Phòng Phóng viên trực thuộc Báo Thanh tra?
Các đơn vị trực thuộc Báo Thanh tra được căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 4 Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động của Báo Thanh tra do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 442/QĐ-TTCP năm 2021 như sau:
Cơ cấu tổ chức và số lượng người làm việc
1. Cơ cấu tổ chức của Báo, gồm:
a) Lãnh đạo Báo có Tổng Biên tập và các Phó Tổng Biên tập.
b) Các đơn vị trực thuộc Báo, gồm:
- Phòng Phóng viên khu vực 1 (Phòng I);
- Phòng Phóng viên khu vực 2 (Phòng II);
- Phòng Phóng viên khu vực 3 (Phòng III);
- Phòng Phóng viên khối cơ quan Trung ương (Phòng IV);
- Phòng Trị sự - Bạn đọc;
- Phòng Thư ký Biên tập.
Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các đơn vị trực thuộc do Tổng Biên tập quy định.
2. Số lượng người làm việc và hợp đồng lao động theo Đề án vị trí việc làm được phê duyệt.
Theo quy định nêu trên thì hiện nay có 04 Phòng Phóng viên trực thuộc Báo Thanh tra, gồm:
- Phòng Phóng viên khu vực 1 (Phòng I);
- Phòng Phóng viên khu vực 2 (Phòng II);
- Phòng Phóng viên khu vực 3 (Phòng III);
- Phòng Phóng viên khối cơ quan Trung ương (Phòng IV);
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo đăng ký sát hạch cấp giấy phép lái xe mô tô các hạng A1, A là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo?
- Vắc xin cúm A là gì? Hướng dẫn phòng lây nhiễm bệnh cúm? Trẻ bao nhiêu tuổi nên tiêm phòng vắc xin cúm?
- Tạo lập web sex đăng tải phim 18+, làm diễn đàn thảo luận nội dung đồi trụy để quảng cáo mua bán dâm bị phạt mấy năm tù?
- Giấy phép lái xe là gì? Giấy phép lái xe có bao nhiêu loại? Khi nào giấy phép lái xe hết hiệu lực?
- Có bị mất phần trăm số tiền trúng đấu giá đã nộp khi bị hủy kết quả đấu giá biển số xe không? Trường hợp nào bị hủy kết quả đấu giá?