Bảo lãnh hối phiếu đòi nợ là gì? Việc bảo lãnh hối phiếu đòi nợ có thể được thực hiện bằng cách nào?
Bảo lãnh hối phiếu đòi nợ là gì?
Bảo lãnh hối phiếu đòi nợ được giải thích tại Điều 4 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Công cụ chuyển nhượng là giấy tờ có giá ghi nhận lệnh thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định vào một thời điểm nhất định.
2. Hối phiếu đòi nợ là giấy tờ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.
3. Hối phiếu nhận nợ là giấy tờ có giá do người phát hành lập, cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.
...
Theo đó, hối phiếu đòi nợ được hiểu là giấy tờ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.
Dẫn chiếu đến Điều 24 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 quy định về bảo lãnh hối phiếu đòi nợ như sau:
Bảo lãnh hối phiếu đòi nợ
Bảo lãnh hối phiếu đòi nợ là việc người thứ ba (sau đây gọi là người bảo lãnh) cam kết với người nhận bảo lãnh sẽ thanh toán toàn bộ hoặc một phần số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ nếu đã đến hạn thanh toán mà người được bảo lãnh không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ.
Theo đó, bảo lãnh hối phiếu đòi nợ là việc người thứ ba cam kết với người nhận bảo lãnh sẽ thanh toán toàn bộ hoặc một phần số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ nếu đã đến hạn thanh toán mà người được bảo lãnh không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ.
Bảo lãnh hối phiếu đòi nợ là gì? Việc bảo lãnh hối phiếu đòi nợ có thể được thực hiện bằng cách nào? (hình từ internet)
Việc bảo lãnh hối phiếu đòi nợ được thực hiện bằng cách nào?
Việc bảo lãnh hối phiếu đòi nợ được thực hiện theo quy định tại Điều 25 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005, cụ thể như sau:
Hình thức bảo lãnh
1. Việc bảo lãnh hối phiếu đòi nợ được thực hiện bằng cách người bảo lãnh ghi cụm từ “bảo lãnh”, số tiền bảo lãnh, tên, địa chỉ, chữ ký của người bảo lãnh và tên người được bảo lãnh trên hối phiếu đòi nợ hoặc trên tờ phụ đính kèm hối phiếu đòi nợ.
2. Trong trường hợp bảo lãnh không ghi tên người được bảo lãnh thì việc bảo lãnh được coi là bảo lãnh cho người ký phát.
Theo đó, việc bảo lãnh hối phiếu đòi nợ được thực hiện bằng cách người bảo lãnh ghi cụm từ “bảo lãnh”, số tiền bảo lãnh, tên, địa chỉ, chữ ký của người bảo lãnh và tên người được bảo lãnh trên hối phiếu đòi nợ hoặc trên tờ phụ đính kèm hối phiếu đòi nợ.
Lưu ý: Trong trường hợp bảo lãnh không ghi tên người được bảo lãnh thì việc bảo lãnh được coi là bảo lãnh cho người ký phát.
Người bảo lãnh hối phiếu đòi nợ có những quyền và nghĩa vụ gì?
Quyền và nghĩa vụ của người bảo lãnh hối phiếu đòi nợ được quy định tại Điều 26 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người bảo lãnh
1. Người bảo lãnh có nghĩa vụ thanh toán hối phiếu đòi nợ đúng số tiền đã cam kết bảo lãnh nếu người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình khi hối phiếu đòi nợ đến hạn thanh toán.
2. Người bảo lãnh chỉ có quyền huỷ bỏ việc bảo lãnh trong trường hợp hối phiếu đòi nợ không đủ các nội dung bắt buộc quy định tại Điều 16 của Luật này.
3. Sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, người bảo lãnh được tiếp nhận các quyền của người được bảo lãnh đối với những người có liên quan, xử lý tài sản bảo đảm của người được bảo lãnh và có quyền yêu cầu người được bảo lãnh, người ký phát, người chấp nhận liên đới thực hiện nghĩa vụ thanh toán số tiền bảo lãnh đã thanh toán.
4. Việc bảo lãnh hối phiếu đòi nợ của tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật liên quan đến bảo lãnh ngân hàng.
Như vậy, người bảo lãnh hối phiếu đòi nợ có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Người bảo lãnh có nghĩa vụ thanh toán hối phiếu đòi nợ đúng số tiền đã cam kết bảo lãnh nếu người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình khi hối phiếu đòi nợ đến hạn thanh toán.
- Người bảo lãnh chỉ có quyền huỷ bỏ việc bảo lãnh trong trường hợp hối phiếu đòi nợ không đủ các nội dung bắt buộc quy định tại Điều 16 của Luật này.
- Sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, người bảo lãnh được tiếp nhận các quyền của người được bảo lãnh đối với những người có liên quan, xử lý tài sản bảo đảm của người được bảo lãnh và có quyền yêu cầu người được bảo lãnh, người ký phát, người chấp nhận liên đới thực hiện nghĩa vụ thanh toán số tiền bảo lãnh đã thanh toán.
- Việc bảo lãnh hối phiếu đòi nợ của tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật liên quan đến bảo lãnh ngân hàng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?