Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội có chức năng là gì? Cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội?
Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội có chức năng là gì? Chịu sự quản lý của ai?
Theo khoản 2 Điều 1 Quyết định 2355/QĐ-BHXH năm 2022 quy định về vị trí và chức năng của Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau:
Vị trí và chức năng của Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Bảo hiểm xã hội tỉnh) là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam đặt tại tỉnh, có chức năng giúp Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (sau đây gọi là Tổng Giám đốc) tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và kiểm tra việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (sau đây gọi chung là theo quy định).
2. Bảo hiểm xã hội tỉnh chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
...
Theo quy định nêu trên thì Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam đặt tại thành phố Hà Nội, có chức năng giúp Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam:
- Tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
- Tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp;
- Quản lý và sử dụng các quỹ: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế;
- Thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và kiểm tra việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội có tư cách pháp nhân và con dấu riêng không?
Theo khoản 3 Điều 1 Quyết định 2355/QĐ-BHXH năm 2022 quy định về vị trí và chức năng của Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội như sau:
Vị trí và chức năng của Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
...
3. Bảo hiểm xã hội tỉnh có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.
Theo quy định nêu trên thì Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.
Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội có chức năng là gì? Cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội? (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội được quy định thế nào?
Theo khoản 1 Điều 4 Quyết định 2355/QĐ-BHXH năm 2022 quy định cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội như sau:
Cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội tỉnh
1. Đối với Bảo hiểm xã hội tỉnh thuộc Nhóm 1 (gồm: Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội và Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh), cơ cấu tổ chức gồm:
1.1. Phòng Quản lý Thu - Sổ, Thẻ.
1.2. Phòng Chế độ bảo hiểm xã hội.
1.3. Phòng Giám định bảo hiểm y tế 1.
1.4. Phòng Giám định bảo hiểm y tế 2.
1.5. Phòng Kế hoạch - Tài chính.
1.6. Phòng Thanh tra - Kiểm tra.
1.7. Phòng Tổ chức cán bộ.
1.8. Phòng Truyền thông.
1.9. Phòng Công nghệ thông tin.
1.10. Phòng Quản lý hồ sơ.
1.11. Văn phòng.
2. Đối với Bảo hiểm xã hội tỉnh thuộc Nhóm 2 (gồm Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Đồng Nai, Bình Dương), cơ cấu tổ chức gồm:
2.1. Phòng Quản lý Thu - Sổ, Thẻ.
2.2. Phòng Chế độ bảo hiểm xã hội.
2.3. Phòng Giám định bảo hiểm y tế.
2.4. Phòng Kế hoạch - Tài chính.
2.5. Phòng Thanh tra - Kiểm tra.
2.6. Phòng Tổ chức cán bộ.
2.7. Phòng Truyền thông.
2.8. Phòng Công nghệ thông tin.
2.9. Văn phòng.
...
Theo quy định nêu trên thì cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội bao gồm:
- Phòng Quản lý Thu - Sổ, Thẻ.
- Phòng Chế độ bảo hiểm xã hội.
- Phòng Giám định bảo hiểm y tế 1.
- Phòng Giám định bảo hiểm y tế 2.
- Phòng Kế hoạch - Tài chính.
- Phòng Thanh tra - Kiểm tra.
- Phòng Tổ chức cán bộ.
- Phòng Truyền thông.
- Phòng Công nghệ thông tin.
- Phòng Quản lý hồ sơ.
- Văn phòng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn đề nghị học bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Cổ đông sáng lập của tổ chức tín dụng phi ngân hàng là cổ đông như thế nào? Điều kiện đối với cổ đông sáng lập?
- Mẫu thông báo sửa chữa, bổ sung bản án hình sự mới nhất là mẫu nào? Tải về và hướng dẫn viết mẫu?
- Mẫu Thông báo phương án giải quyết nợ khi giải thể công ty? Công ty giải thể phải gửi phương án giải quyết nợ cho ai?
- Năm 2025, tài xế xe khách đón trả khách không đúng nơi bị trừ bao nhiêu điểm GPLX? Xử phạt bao nhiêu tiền?