Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh được thuê trụ sở làm việc và thuê bổ sung diện tích làm việc để phục vụ hoạt động trong các trường hợp nào?
- Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh được thuê trụ sở làm việc và thuê bổ sung diện tích làm việc để phục vụ hoạt động trong các trường hợp nào?
- Ai có quyền quyết định và phê duyệt phương án thuê trụ sở làm việc của Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh?
- Hồ sơ đề nghị thuê trụ sở làm việc gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam gồm những nội dung gì?
Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh được thuê trụ sở làm việc và thuê bổ sung diện tích làm việc để phục vụ hoạt động trong các trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Quy chế quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại các đơn vị trong hệ thống Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 292/QĐ-BHXH năm 2012 quy định về thuê trụ sở làm việc, tài sản khác phục vụ hoạt động của cơ quan như sau:
Thuê trụ sở làm việc, tài sản khác phục vụ hoạt động của cơ quan
1. Thuê trụ sở làm việc
a) Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, BHXH cấp huyện, đơn vị dự toán cấp 3 trực thuộc BHXH Việt Nam được thuê trụ sở làm việc và thuê bổ sung diện tích làm việc để phục vụ hoạt động trong các trường hợp sau đây:
- Khi chưa có trụ sở làm việc;
- Trụ sở làm việc hiện có thiếu diện tích so với tiêu chuẩn, định mức và làm ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Trụ sở làm việc hiện có đã xuống cấp nghiêm trọng hoặc trong thời gian cải tạo, sửa chữa nâng cấp xây dựng, trụ sở không đảm bảo an toàn khi sử dụng;
- Việc thuê trụ sở làm việc có hiệu quả hơn việc đầu tư xây dựng, mua sắm;
- Chỉ có nhu cầu sử dụng trụ sở làm việc trong thời gian ngắn.
- Thuê bổ sung diện tích làm việc khi trụ sở làm việc đang đi thuê có diện tích làm việc còn thiếu so với tiêu chuẩn, định mức trong các trường hợp:
+ Số lượng cán bộ, công chức, viên chức tăng lên theo quyết định của cấp có thẩm quyền so với biên chế được giao tại thời điểm đi thuê trụ sở làm việc lần thuê gần nhất. Các đơn vị đã tiến hành sắp xếp, bố trí lại nhưng không đủ diện tích làm việc cho số lượng cán bộ, công chức, viên chức tăng thêm;
+ Được giao thêm nhiệm vụ so với nhiệm vụ được giao tại thời điểm thuê trụ sở lần thuê gần nhất, dẫn đến yêu cầu phải tăng thêm diện tích làm việc. Các đơn vị đã tiến hành sắp xếp, bố trí lại nhưng không đủ diện tích làm việc, nếu không được thuê bổ sung sẽ làm ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ được giao;
+ Quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tăng lên dẫn đến diện tích hiện đang thuê thiếu so với tiêu chuẩn, định mức, nếu không được thuê bổ sung sẽ làm ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
...
Như vậy, Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh được thuê trụ sở làm việc và thuê bổ sung diện tích làm việc để phục vụ hoạt động trong các trường hợp sau đây:
(1) Khi chưa có trụ sở làm việc;
(2) Trụ sở làm việc hiện có thiếu diện tích so với tiêu chuẩn, định mức và làm ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ được giao;
(3) Trụ sở làm việc hiện có đã xuống cấp nghiêm trọng hoặc trong thời gian cải tạo, sửa chữa nâng cấp xây dựng, trụ sở không đảm bảo an toàn khi sử dụng;
(4) Việc thuê trụ sở làm việc có hiệu quả hơn việc đầu tư xây dựng, mua sắm;
(5) Chỉ có nhu cầu sử dụng trụ sở làm việc trong thời gian ngắn.
(6) Thuê bổ sung diện tích làm việc khi trụ sở làm việc đang đi thuê có diện tích làm việc còn thiếu so với tiêu chuẩn, định mức.
Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh được thuê trụ sở làm việc và thuê bổ sung diện tích làm việc để phục vụ hoạt động trong các trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Ai có quyền quyết định và phê duyệt phương án thuê trụ sở làm việc của Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Quy chế quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại các đơn vị trong hệ thống Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 292/QĐ-BHXH năm 2012 quy định về thuê trụ sở làm việc, tài sản khác phục vụ hoạt động của cơ quan như sau:
Thuê trụ sở làm việc, tài sản khác phục vụ hoạt động của cơ quan
1. Thuê trụ sở làm việc
...
b) Thẩm quyền quyết định việc thuê trụ sở làm việc và thuê bổ sung diện tích làm việc
- Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quyết định và phê duyệt phương án thuê trụ sở làm việc của BHXH cấp tỉnh, BHXH cấp huyện và các đơn vị dự toán cấp 3 trực thuộc BHXH Việt Nam. Trường hợp phương án thuê trụ sở thay đổi (giá thuê, thời hạn thuê, diện tích thuê), BHXH cấp tỉnh và các đơn vị dự toán cấp 3 trực thuộc BHXH Việt Nam báo cáo Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam để phê duyệt bổ sung.
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh và Thủ trưởng các đơn vị dự toán cấp 3 trực thuộc BHXH Việt Nam lập hồ sơ đề nghị thuê trụ sở gửi BHXH Việt Nam xem xét, quyết định. Hồ sơ đề nghị thuê trụ sở gồm: Công văn đề nghị cho thuê trụ sở; phương án thuê trụ sở; bản thẩm định giá xác định đơn giá thuê của tổ chức có đủ điều kiện (khi số tiền thuê trụ sở làm việc từ 100 triệu đồng/năm trở lên).
...
Như vậy, theo quy định, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam là người có quyền quyết định và phê duyệt phương án thuê trụ sở làm việc của Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.
Hồ sơ đề nghị thuê trụ sở làm việc gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam gồm những nội dung gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Quy chế quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại các đơn vị trong hệ thống Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 292/QĐ-BHXH năm 2012 quy định về thuê trụ sở làm việc, tài sản khác phục vụ hoạt động của cơ quan như sau:
Thuê trụ sở làm việc, tài sản khác phục vụ hoạt động của cơ quan
1. Thuê trụ sở làm việc
...
b) Thẩm quyền quyết định việc thuê trụ sở làm việc và thuê bổ sung diện tích làm việc
- Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quyết định và phê duyệt phương án thuê trụ sở làm việc của BHXH cấp tỉnh, BHXH cấp huyện và các đơn vị dự toán cấp 3 trực thuộc BHXH Việt Nam. Trường hợp phương án thuê trụ sở thay đổi (giá thuê, thời hạn thuê, diện tích thuê), BHXH cấp tỉnh và các đơn vị dự toán cấp 3 trực thuộc BHXH Việt Nam báo cáo Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam để phê duyệt bổ sung.
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh và Thủ trưởng các đơn vị dự toán cấp 3 trực thuộc BHXH Việt Nam lập hồ sơ đề nghị thuê trụ sở gửi BHXH Việt Nam xem xét, quyết định. Hồ sơ đề nghị thuê trụ sở gồm: Công văn đề nghị cho thuê trụ sở; phương án thuê trụ sở; bản thẩm định giá xác định đơn giá thuê của tổ chức có đủ điều kiện (khi số tiền thuê trụ sở làm việc từ 100 triệu đồng/năm trở lên).
...
Như vậy, theo quy định, hồ sơ đề nghị thuê trụ sở làm việc gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam bao gồm:
(1) Công văn đề nghị cho thuê trụ sở;
(2) Phương án thuê trụ sở;
(3) Bản thẩm định giá xác định đơn giá thuê của tổ chức có đủ điều kiện (khi số tiền thuê trụ sở làm việc từ 100 triệu đồng/năm trở lên).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phế liệu kim loại màu nhập khẩu là gì? Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng Phế liệu kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?
- Lỗi chở quá số người quy định xe ô tô 2025? Mức phạt lỗi chở quá số người quy định? Có bị trừ điểm GPLX?
- Thống nhất về dự thảo Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tại Nghị quyết 15/NQ-CP?
- Mẫu bài phát biểu chúc Tết Nguyên đán của Hiệu trưởng hay và ý nghĩa? Tham khảo mẫu bài phát biểu?