Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải gửi những loại báo cáo nào cho Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam?
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải gửi những loại báo cáo nào cho Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam?
Các loại báo cáo được quy định tại khoản 1 Điều 25 Thông tư 312/2016/TT-BTC (được bổ sung bởi khoản 12 Điều 1 Thông tư 20/2020/TT-BTC) như sau:
Chế độ báo cáo
Định kỳ (quý, năm) Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có trách nhiệm lập và gửi các Báo cáo nghiệp vụ, Báo cáo thống kê, Báo cáo tài chính và các Báo cáo định kỳ, đột xuất khác theo quy định của Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê.
1. Các loại báo cáo:
a) Bảng cân đối tài khoản cấp III theo định kỳ tháng;
b) Bảng cân đối kế toán (bảng tổng kết tài sản);
c) Báo cáo kết quả hoạt động;
d) Thuyết minh Báo cáo tài chính:
- Tình hình tăng giảm tài sản cố định;
- Thực hiện lao động, tiền lương - thu nhập;
- Tình hình tăng, giảm biến động nguồn vốn, sử dụng vốn;
- Tình hình trích lập và sử dụng quỹ dự phòng nghiệp vụ.
đ) Báo cáo về giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại hàng năm theo quy định của pháp luật.
2. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính trung thực của các báo cáo này.
...
Như vậy, theo quy định, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam Chế độ báo cáo có trách nhiệm lập và gửi các Báo cáo nghiệp vụ, Báo cáo thống kê, Báo cáo tài chính và các Báo cáo định kỳ, đột xuất khác cho Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Các loại báo cáo cụ thể:
(1) Bảng cân đối tài khoản cấp III theo định kỳ tháng;
(2) Bảng cân đối kế toán (bảng tổng kết tài sản);
(3) Báo cáo kết quả hoạt động;
(4) Thuyết minh Báo cáo tài chính:
- Tình hình tăng giảm tài sản cố định;
- Thực hiện lao động, tiền lương - thu nhập;
- Tình hình tăng, giảm biến động nguồn vốn, sử dụng vốn;
- Tình hình trích lập và sử dụng quỹ dự phòng nghiệp vụ.
(5) Báo cáo về giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại hàng năm theo quy định của pháp luật.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải gửi những loại báo cáo nào cho Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam? (Hình từ Internet)
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải gửi báo cáo cho Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời hạn nào?
Thời hạn gửi báo cáo được quy định tại khoản 3 Điều 25 Thông tư 312/2016/TT-BTC (được bổ sung bởi khoản 12 Điều 1 Thông tư 20/2020/TT-BTC) như sau:
Chế độ báo cáo
...
2. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính trung thực của các báo cáo này.
3. Thời hạn gửi báo cáo, nơi gửi báo cáo:
a) Báo cáo tháng gửi chậm nhất trong vòng 10 ngày kể từ ngày kết thúc tháng và gửi cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
b) Báo cáo quý gửi chậm nhất trong vòng 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý và gửi cho Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
c) Báo cáo năm của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được Hội đồng quản trị thông qua và gửi cho Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chậm nhất trong vòng 90 ngày từ ngày kết thúc năm tài chính.
...
Như vậy, thời hạn gửi báo cáo của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được quy định cụ thể như sau:
(1) Báo cáo tháng gửi chậm nhất trong vòng 10 ngày kể từ ngày kết thúc tháng và gửi cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
(2) Báo cáo quý gửi chậm nhất trong vòng 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý và gửi cho Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
(3) Báo cáo năm của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được Hội đồng quản trị thông qua và gửi cho Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chậm nhất trong vòng 90 ngày từ ngày kết thúc năm tài chính.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện báo cáo dưới hình thức nào?
Hình thức báo cáo được quy định tại khoản 4 Điều 25 Thông tư 312/2016/TT-BTC (được bổ sung bởi khoản 12 Điều 1 Thông tư 20/2020/TT-BTC) như sau:
Chế độ báo cáo
...
3. Thời hạn gửi báo cáo, nơi gửi báo cáo:
a) Báo cáo tháng gửi chậm nhất trong vòng 10 ngày kể từ ngày kết thúc tháng và gửi cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
b) Báo cáo quý gửi chậm nhất trong vòng 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý và gửi cho Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
c) Báo cáo năm của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được Hội đồng quản trị thông qua và gửi cho Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chậm nhất trong vòng 90 ngày từ ngày kết thúc năm tài chính.
4. Phương thức gửi báo cáo:
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện báo cáo dưới hình thức văn bản giấy và được gửi đến Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bằng một trong các phương thức sau:
a) Gửi trực tiếp;
b) Gửi qua dịch vụ bưu chính.
Như vậy, theo quy định, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện báo cáo dưới hình thức văn bản giấy và được gửi đến Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bằng một trong các phương thức sau:
(1) Gửi trực tiếp;
(2) Gửi qua dịch vụ bưu chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp mẫu quyết định cho thôi việc mới nhất 2025? Tải mẫu quyết định cho thôi việc năm 2025?
- Giao 3.212 biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính tỉnh Nghệ An? Tải về phụ lục xem chi tiết?
- Mẫu Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với trường hợp giấy phép bị mất hoặc hư hỏng?
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?