Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có trách nhiệm gì đối với tổ chức tín dụng kiểm soát đặc biệt theo quy định?
Thành viên Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có thể thuộc thành viên Ban kiểm soát đặc biệt không?
Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 39/2024/TT-NHNN quy định về thành phần, số lượng thành viên, cơ cấu, cơ chế hoạt động của Ban kiểm soát đặc biệt như sau:
Thành phần, số lượng thành viên, cơ cấu, cơ chế hoạt động của Ban kiểm soát đặc biệt
1. Thành phần, cơ cấu của Ban kiểm soát đặc biệt được tổ chức theo một trong hai mô hình sau đây:
a) Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt và các thành viên khác;
b) Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt, Phó trưởng Ban kiểm soát đặc biệt và các thành viên khác.
2. Thành viên của Ban kiểm soát đặc biệt thuộc các đối tượng sau đây:
a) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (trong trường hợp kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này), bên nhận chuyển giao bắt buộc (trong trường hợp kiểm soát đặc biệt đối với ngân hàng thương mại đã có phương án chuyển giao bắt buộc được cấp có thẩm quyền phê duyệt), tổ chức tín dụng khác tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, cơ quan, tổ chức khác có liên quan đến kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cử, trưng tập hoặc được cơ quan, tổ chức có liên quan đến kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng cử theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước;
b) Các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, công nghệ thông tin được Ngân hàng Nhà nước mời, trưng tập.
...
Như vậy, thành viên Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có thể thuộc một trong các thành viên Ban kiểm soát đặc biệt.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có trách nhiệm gì đối với tổ chức tín dụng kiểm soát đặc biệt theo quy định? (hình từ internet)
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có trách nhiệm gì đối với tổ chức tín dụng kiểm soát đặc biệt theo quy định?
Trách nhiệm của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng kiểm soát đặc biệt là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được quy định tại Điều 18 Thông tư 39/2024/TT-NHNN như sau:
- Cử người tham gia Ban kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
- Phối hợp với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đặt trụ sở chính, Ban kiểm soát đặc biệt trong quá trình kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng.
- Cử người để Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chỉ định Chủ tịch, thành viên khác của Hội đồng quản trị; Trưởng ban, thành viên khác của Ban kiểm soát; Giám đốc, Phó giám đốc và các chức danh tương đương theo quy định tại Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
- Tham gia đánh giá tính khả thi phương án phục hồi, phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt trên cơ sở đề nghị của Ban kiểm soát đặc biệt.
- Phối hợp với Ban kiểm soát đặc biệt trong việc xây dựng phương án phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 18 Thông tư 39/2024/TT-NHNN.
- Phối hợp với Ban kiểm soát đặc biệt trong việc xây dựng, hoàn thiện phương án phá sản quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt và đề xuất Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi cho người gửi tiền, tối đa bằng số tiền gửi của cá nhân được bảo hiểm tại quỹ tín dụng nhân dân.
- Phối hợp với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt chi trả bảo hiểm tiền gửi cho người gửi tiền theo phương án phá sản đã được phê duyệt.
Thông báo về kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng gửi cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam gồm nội dung gì?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 39/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Thông báo về kiểm soát đặc biệt
1. Thông báo về kiểm soát đặc biệt bao gồm một hoặc một số nội dung sau đây:
a) Quyết định kiểm soát đặc biệt;
b) Thay đổi hình thức kiểm soát đặc biệt;
c) Gia hạn, chấm dứt kiểm soát đặc biệt;
d) Văn bản của cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cơ cấu lại;
đ) Nội dung khác.
2. Ngân hàng Nhà nước gửi thông báo bằng văn bản về kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này tới một hoặc một số đối tượng sau đây:
a) Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
b) Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đặt trụ sở chính, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có đơn vị phụ thuộc đang hoạt động;
c) Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;
d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đặt trụ sở chính;
...
Như vậy, thông báo về kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng gửi cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam gồm nội dung sau đây:
- Quyết định kiểm soát đặc biệt;
- Thay đổi hình thức kiểm soát đặc biệt;
- Gia hạn, chấm dứt kiểm soát đặc biệt;
- Văn bản của cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cơ cấu lại;
- Nội dung khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?