Bạo hành trẻ em tại chính mái ấm tình thương có phải là tình tiết tăng nặng? Xử lý như nào khi phát hiện hành vi bạo hành?
Bạo hành trẻ em tại chính mái ấm tình thương có phải là tình tiết tăng nặng?
Đối tượng "Trẻ em" được quy định tại khoản 1 Điều 37 Hiến pháp 2013 cụ thể như sau:
Điều 37.
1. Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.
...
Độ tuổi được xem là trẻ em được quy định tại Điều 1 Luật Trẻ em 2016 cụ thể như sau:
Trẻ em
Trẻ em là người dưới 16 tuổi.
Các hành vi bị nghiêm cấm đối với trẻ em được quy định tại Điều 6 Luật Trẻ em 2016 cụ thể như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
...
3. Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em.
...
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 cụ thể như sau:
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
...
i) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc người đủ 70 tuổi trở lên;
...
2. Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.
Theo đó, trẻ em là đối tượng được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.
Cũng theo đó, hành vi bạo hành đối với trẻ em là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định pháp luật.
Đối chiếu với các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì hành vi bạo hành trẻ em tại chính mái ấm tình thương được xem là tình tiết tăng nặng.
Lưu ý: Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 nếu đã được xác định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.
Bạo hành trẻ em tại chính mái ấm tình thương có phải là tình tiết tăng nặng? Xử lý như nào khi phát hiện hành vi bạo hành? (Hình từ Internet)
Xử lý như nào khi phát hiện hành vi bạo hành trẻ em?
Trách nhiệm cung cấp, xử lý thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em được quy định tại Điều 51 Luật Trẻ em 2016 cụ thể như sau:
Trách nhiệm cung cấp, xử lý thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em
1. Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em, trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi đến cơ quan có thẩm quyền.
2. Cơ quan lao động - thương binh và xã hội, cơ quan công an các cấp và Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác; phối hợp xác minh, đánh giá, điều tra về hành vi xâm hại, tình trạng mất an toàn hoặc gây tổn hại, mức độ nguy cơ gây tổn hại đối với trẻ em.
3. Chính phủ thiết lập tổng đài điện thoại quốc gia thường trực để tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em; quy định quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em.
Theo đó, khi phát hiện có hành vi bạo lực trẻ em, cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân cần đảm bảo:
- Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm thông tin, thông báo, tố giác hành vi bạo hành trẻ em đến cơ quan có thẩm quyền.
Lưu ý:
- Số điện thoại tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em: 111
- Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em theo quy định tại Điều 23 Nghị định 56/2017/NĐ-CP hoạt động 24 giờ tất cả các ngày, được Nhà nước bảo đảm nguồn lực hoạt động.
- Được sử dụng số điện thoại ngắn 03 số, không thu phí viễn thông và phí tư vấn đối với người gọi đến Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em.
- Được tiếp nhận viện trợ, hỗ trợ tài chính, kỹ thuật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; được quảng bá số điện thoại và các dịch vụ của Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em theo quy định của pháp luật.
Mức phạt vi phạm hành chính cao nhất đối với hành vi bạo hành trẻ em?
Mức phạt vi phạm hành chính cao nhất đối với hành vi bạo hành trẻ em được quy định tại Điều 22 Nghị định 130/2021/NĐ-CP cụ thể như sau:
Vi phạm quy định về cấm bạo lực với trẻ em
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em;
b) Gây tổn hại về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng mạ, chửi mắng, đe dọa, cách ly ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em;
d) Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe trẻ em đối với hành vi vi phạm tại điểm d khoản 1 Điều này.
Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt được quy định tại Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP cụ thể như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
...
2. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân vi phạm, trừ quy định tại các Điều 8, 9, 12, 13, 14, khoản 1 Điều 16, Điều 33 và khoản 2 Điều 36 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm.
...
Theo đó, cá nhân có hành vi bạo hành trẻ em có thể chịu mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm tức từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Lưu ý:
Ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính, người có hành vi vi phạm bạo hành trẻ em còn buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 130/2021/NĐ-CP.
- Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe trẻ em đối với hành vi vi phạm tại điểm d khoản 1 Điều 22 Nghị định 130/2021/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?