Báo Công lý của Tòa án nhân dân tối cao có tư cách pháp nhân không? Chức năng nhiệm vụ quyền hạn Báo Công lý?
Báo Công lý của Tòa án nhân dân tối cao có tư cách pháp nhân không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Quyết định 918/2015/QĐ-TANDTC về cơ cấu tổ chức, bộ máy của Báo Công lý thuộc Tòa án nhân dân tối cao như sau:
Báo Công lý
1. Cơ cấu tổ chức, bộ máy:
Báo Công lý hoạt động theo quy định của Luật Báo chí, các quy định của pháp luật có liên quan và quy định của Tòa án nhân dân. Báo Công lý gồm Báo in và Báo Điện tử, là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và Ngân hàng theo quy định của pháp luật. Báo Công lý có Tổng Biên tập, các Phó Tổng Biên tập, các Trưởng ban và tương đương, các Phó Trưởng ban và tương đương, các phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên, các nhân viên và người lao động khác.
Cơ cấu tổ chức, bộ máy của Báo Công lý có các đơn vị chức năng sau đây:
a) Ban Trị sự;
b) Ban Biên tập;
c) Ban Thư ký;
d) Ban Báo Điện tử;
đ) Văn phòng đại diện Báo Công lý tại Thành phố Hồ Chí Minh;
e) Văn phòng đại diện Báo Công lý tại Đà Nẵng.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Báo Công lý của Tòa án nhân dân tối cao có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và Ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Báo Công lý của Tòa án nhân dân tối cao có tư cách pháp nhân không? Chức năng nhiệm vụ quyền hạn Báo Công lý? (Hình từ Internet)
Báo Công lý của Tòa án nhân dân tối cao có chức năng nhiệm vụ quyền hạn như thế nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 14 Quyết định 918/2015/QĐ-TANDTC thì Báo Công lý là cơ quan của Tòa án nhân dân, có chức năng nhiệm vụ quyền hạn như sau:
(1) Báo công lý có chức năng sau đây:
- Thông tin về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác; tuyên truyền các gương người tốt, việc tốt, tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, vinh danh Thẩm phán đế các Tòa án nhân dân tham khảo, học tập.
- Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước.
- Đáp ứng nhu cầu của xã hội về nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật và hoạt động của hệ thống Tòa án, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật, phát huy dân chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
(2) Báo Công lý có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Xây dựng, trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phê duyệt kế hoạch hoạt động dài hạn, 5 năm và hàng năm của Báo.
- Tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch có liên quan đến tổ chức, hoạt động của Báo; đề án, chương trình, kế hoạch hoạt động của Báo sau khi được phê duyệt.
- Chù trì hoặc tham gia xây dựng các đề án, dự thảo văn bản về tổ chức và hoạt động của Báo.
- Tổ chức biên tập, xuất bản các số báo ngày, số chuyên đề, cuối tháng, báo điện tử và các ấn phẩm khác phù hợp với quy định của pháp luật, tôn chỉ, mục đích, chức năng, kế hoạch đã được phê duyệt và giấy phép hoạt động của Báo do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
Tham gia hướng dẫn dự luận đấu tranh với các hoạt động tuyên truyền, chống phá Đảng, chống phá chủ nghĩa xã hội đề cao ý thức tôn trọng pháp luật, tham gia đấu tranh, phòng chống các vi phạm pháp luật, các hiện tượng tiêu cực trong hoạt động tư pháp và đời sống xã hội; thực hiện diễn đàn trao đổi về hoạt động tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Phát hiện, nêu gương, cổ vũ các phong trào thi đua, các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, vinh danh Thẩm phán tiêu biểu, mẫu mực trong các Tòa án nhân dân.
- Tổ chức, tham gia các chương trình hoạt động xã hội từ thiện phục vụ nhiệm vụ chính trị của Tòa án nhân dân tối cao.
- Được ký kết và thực hiện các hợp đồng dịch vụ truyền thông, quảng cáo trên Báo với các tổ chức và cá nhân có nhu cầu trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao và theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong việc biên tập, xuất bản các ấn phẩm báo chí.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giao.
Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tối cao gồm những cơ quan nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 1 Quyết định 918/2015/QĐ-TANDTC thì bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tối cao bao gồm:
(1) Văn phòng;
(2) Cục Kế hoạch - Tài chính;
(3) Vụ Giám đốc, kiểm tra về hình sự, hành chính (Vụ Giám đốc kiểm tra I);
(4) Vụ Giám đốc, kiểm tra về dân sự, kinh doanh - thương mại (Vụ Giám đốc kiểm tra II);
(5) Vụ Giám đốc, kiểm tra về lao động, gia đình và người chưa thành niên (Vụ Giám đốc kiểm tra III);
(6) Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học;
(7) Ban Thanh tra;
(8) Vụ Tổ chức - Cán bộ;
(9) Vụ Tổng hợp;
(10) Vụ Hợp tác quốc tế;
(11) Vụ Thi đua - Khen thưởng;
(12) Vụ Công tác phía Nam;
(13) Báo Công lý;
(14) Tạp chí Tòa án nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?