Báo cáo về tình hình, kết quả kiểm soát thủ tục hành chính trong Công an nhân dân được sử dụng để làm gì?
- Báo cáo về tình hình, kết quả kiểm soát thủ tục hành chính trong Công an nhân dân được sử dụng để làm gì?
- Những đơn vị nào có trách nhiệm thực hiện báo cáo về tình hình, kết quả kiểm soát thủ tục hành chính cấp cơ sở?
- Thời hạn gửi báo cáo thống kê năm 6 tháng về tình hình, kết quả kiểm soát thủ tục hành chính trong Công an nhân dân là khi nào?
Báo cáo về tình hình, kết quả kiểm soát thủ tục hành chính trong Công an nhân dân được sử dụng để làm gì?
Căn cứ Điều 19 Chế độ kiểm tra, báo cáo công tác kiểm soát thủ hành chính và hướng dẫn niêm yết công khai thủ tục hành chính, nội dung và địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức trong Công an nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 7648/QĐ-BCA-V19 năm 2014 quy định về khái niệm báo cáo về kiểm soát thủ tục hành chính như sau:
Khái niệm báo cáo về kiểm soát thủ tục hành chính
Báo cáo về tình hình, kết quả kiểm soát thủ tục hành chính được sử dụng để mô tả về kết quả đã làm được, những việc chưa làm được; đồng thời chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc để đề xuất, kiến nghị biện pháp xử lý, giải quyết; đồng thời nêu các nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong kỳ báo cáo tới.
Như vậy, theo quy định, báo cáo về tình hình, kết quả kiểm soát thủ tục hành chính trong Công an nhân dân được sử dụng để:
(1) Mô tả về kết quả đã làm được, những việc chưa làm được;
(2) Chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc để đề xuất, kiến nghị biện pháp xử lý, giải quyết;
(3) Nêu các nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong kỳ báo cáo tới.
Báo cáo về tình hình, kết quả kiểm soát thủ tục hành chính trong Công an nhân dân được sử dụng để làm gì? (Hình từ Internet)
Những đơn vị nào có trách nhiệm thực hiện báo cáo về tình hình, kết quả kiểm soát thủ tục hành chính cấp cơ sở?
Căn cứ khoản 1 Điều 16 Chế độ kiểm tra, báo cáo công tác kiểm soát thủ hành chính và hướng dẫn niêm yết công khai thủ tục hành chính, nội dung và địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức trong Công an nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 7648/QĐ-BCA-V19 năm 2014 quy định trách nhiệm báo cáo về tình hình, kết quả kiểm soát thủ tục hành chính như sau:
Trách nhiệm báo cáo về tình hình, kết quả kiểm soát thủ tục hành chính
1. Trách nhiệm báo cáo cấp cơ sở. Các đơn vị sau đây có trách nhiệm thực hiện báo cáo cấp cơ sở:
a) Công an cấp xã.
b) Các đơn vị trực thuộc Công an cấp huyện.
2. Trách nhiệm báo cáo tổng hợp cấp 1. Các cơ quan sau đây có trách nhiệm báo cáo tổng hợp cấp 1:
a) Công an cấp huyện tổng hợp báo cáo của Công an cấp xã trên địa bàn và báo cáo của các đơn vị chức năng thuộc Công an cấp huyện.
b) Cơ quan tham mưu tổng hợp thuộc Công an quận, huyện là đơn vị có nhiệm vụ giúp Công an cấp huyện xây dựng báo cáo tổng hợp cấp 1, trình lãnh đạo ký, ban hành.
3. Trách nhiệm báo cáo tổng hợp cấp 2. Các cơ quan sau đây có trách nhiệm tổng hợp báo cáo cấp 2:
a) Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp báo cáo của các đơn vị trực thuộc và báo cáo tổng hợp cấp 1 của Công an cấp huyện.
Cơ quan tham mưu (Phòng Tham mưu hoặc Phòng Pháp chế Công an tỉnh) thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ xây dựng báo cáo tổng hợp cấp 2, trình lãnh đạo ban hành.
...
Như vậy, theo quy định, những đơn vị có trách nhiệm thực hiện báo cáo về tình hình, kết quả kiểm soát thủ tục hành chính cấp cơ sở bao gồm:
(1) Công an cấp xã.
(2) Các đơn vị trực thuộc Công an cấp huyện.
Thời hạn gửi báo cáo thống kê năm 6 tháng về tình hình, kết quả kiểm soát thủ tục hành chính trong Công an nhân dân là khi nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 18 Chế độ kiểm tra, báo cáo công tác kiểm soát thủ hành chính và hướng dẫn niêm yết công khai thủ tục hành chính, nội dung và địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức trong Công an nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 7648/QĐ-BCA-V19 năm 2014 quy định thời hạn gửi báo cáo về tình hình, kết quả kiểm soát thủ tục hành chính như sau:
Thời hạn gửi báo cáo
1. Báo cáo thống kê 6 tháng
a) Báo cáo cấp cơ sở: Chậm nhất ngày 10 tháng 5 hàng năm;
b) Báo cáo tổng hợp cấp 1: chậm nhất ngày 15 tháng 5 hàng năm;
c) Báo cáo tổng hợp cấp 2: chậm nhất ngày 20 tháng 5 hàng năm;
d) Báo cáo tổng hợp cấp 3: chậm nhất là ngày 25 tháng 5 hàng năm.
2. Báo cáo thống kê năm lần một
a) Báo cáo cấp cơ sở: Chậm nhất ngày 10 tháng 11 hàng năm;
b) Báo cáo tổng hợp cấp 1: chậm nhất ngày 15 tháng 11 hàng năm;
c) Báo cáo tổng hợp cấp 2: chậm nhất ngày 20 tháng 11 hàng năm;
d) Báo cáo tổng hợp cấp 3: chậm nhất là ngày 25 tháng 11 hàng năm.
3. Báo cáo thống kê năm chính thức (của năm Kế hoạch)
a) Báo cáo cấp cơ sở: Chậm nhất ngày 01 tháng 3 hàng năm;
b) Báo cáo tổng hợp cấp 1: Chậm nhất ngày 05 tháng 3 hàng năm;
c) Báo cáo tổng hợp cấp 2: Chậm nhất ngày 10 tháng 3 hàng năm;
d) Báo cáo tổng hợp cấp 3: Chậm nhất ngày 15 tháng 3 hàng năm;
Như vậy, thời hạn gửi báo cáo thống kê 6 tháng về tình hình, kết quả kiểm soát thủ tục hành chính trong Công an nhân dân được quy định cụ thể như sau:
(1) Báo cáo cấp cơ sở: Chậm nhất ngày 10 tháng 5 hàng năm;
(2) Báo cáo tổng hợp cấp 1: chậm nhất ngày 15 tháng 5 hàng năm;
(3) Báo cáo tổng hợp cấp 2: chậm nhất ngày 20 tháng 5 hàng năm;
(4) Báo cáo tổng hợp cấp 3: chậm nhất là ngày 25 tháng 5 hàng năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?