Báo cáo về đa dạng sinh học phải có các nội dung chủ yếu nào? Cơ quan nào chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan xây dựng báo cáo về đa dạng sinh học?
Báo cáo về đa dạng sinh học phải có các nội dung chủ yếu nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 72 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định báo cáo về đa dạng sinh học phải có các nội dung chủ yếu như sau:
Báo cáo về đa dạng sinh học
1. Báo cáo về đa dạng sinh học là một phần của Báo cáo môi trường quốc gia.
2. Báo cáo về đa dạng sinh học phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Hiện trạng và diễn biến của các hệ sinh thái tự nhiên chủ yếu;
b) Hiện trạng, vùng phân bố, số lượng cá thể ước tính, đặc điểm của loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, sinh vật biến đổi gen và loài ngoại lai xâm hại;
c) Thực trạng bảo tồn đa dạng sinh học; áp lực, thách thức đối với đa dạng sinh học;
d) Yêu cầu đặt ra đối với đa dạng sinh học;
đ) Đánh giá lợi ích của bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học đối với phát triển kinh tế - xã hội;
e) Giải pháp và kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.
...
Như vậy, báo cáo về đa dạng sinh học là một phần của Báo cáo môi trường quốc gia. Báo cáo về đa dạng sinh học phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Hiện trạng và diễn biến của các hệ sinh thái tự nhiên chủ yếu;
- Hiện trạng, vùng phân bố, số lượng cá thể ước tính, đặc điểm của loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, sinh vật biến đổi gen và loài ngoại lai xâm hại;
- Thực trạng bảo tồn đa dạng sinh học; áp lực, thách thức đối với đa dạng sinh học;
- Yêu cầu đặt ra đối với đa dạng sinh học;
- Đánh giá lợi ích của bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học đối với phát triển kinh tế - xã hội;
- Giải pháp và kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.
Báo cáo về đa dạng sinh học (Hình từ Internet)
Cơ quan nào chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan xây dựng báo cáo về đa dạng sinh học?
Theo khoản 3 Điều 72 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định như sau:
Báo cáo về đa dạng sinh học
...
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan xây dựng báo cáo về đa dạng sinh học.
Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan xây dựng báo cáo về đa dạng sinh học.
Tài chính cho việc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 73 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định tài chính cho việc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học như sau:
Tài chính cho việc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học
1. Kinh phí cho việc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học được hình thành từ các nguồn sau đây:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Đầu tư, đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài;
c) Thu từ dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
2. Chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cho việc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học được sử dụng cho các mục đích sau đây:
a) Điều tra cơ bản về đa dạng sinh học;
b) Phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên;
c) Bảo tồn loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
d) Đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học của Nhà nước;
đ) Thực hiện các chương trình kiểm soát, cô lập, diệt trừ các loài ngoại lai xâm hại;
e) Đầu tư khác liên quan đến việc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật.
3. Chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước cho bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học được sử dụng cho các mục đích sau đây:
a) Quan trắc, thống kê, quản lý thông tin, dữ liệu về đa dạng sinh học; xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học;
b) Tổ chức xây dựng báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học, báo cáo hiện trạng khu bảo tồn; lập, thẩm định quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học, chương trình, dự án bảo tồn đa dạng sinh học;
c) Lập, thẩm định Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, Danh mục loài ngoại lai xâm hại, Danh mục loài hoang dã bị cấm khai thác trong tự nhiên, Danh mục loài hoang dã được khai thác có điều kiện ngoài tự nhiên, Danh mục nguồn gen bị cấm xuất khẩu; điều tra, đánh giá quần thể để sửa đổi, bổ sung Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
d) Quản lý khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học của Nhà nước;
đ) Xây dựng và thử nghiệm mô hình bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học;
e) Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học;
g) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về đa dạng sinh học;
h) Hợp tác quốc tế về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học.
Theo đó, tài chính cho việc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức tiền thưởng đối với chi bộ đạt tiêu chuẩn “Trong sạch vững mạnh” tiêu biểu trong năm là bao nhiêu?
- Hộ gia đình lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất không đấu nối với hệ thống điện quốc gia cần thực hiện như thế nào?
- Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền đóng BHXH tự nguyện, BHYT mới nhất? Hướng dẫn lập Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền?
- Tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng có được điều chỉnh khi có sự thay đổi về phạm vi công việc theo yêu cầu của bên giao thầu?
- Danh sách 25 cuộc thanh tra của Thanh tra Bộ theo Quyết định 3552/QĐ-BYT? Mục đích, yêu cầu của các cuộc thanh tra?