Báo cáo tình hình tài chính nhà nước là gì? Nội dung của báo cáo tài chính nhà nước gồm những nội dung gì?
Báo cáo tình hình tài chính nhà nước là gì? Nội dung của báo cáo gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 25/2017/NĐ-CP quy định về báo cáo tình hình tài chính nhà nước như sau:
Báo cáo tình hình tài chính nhà nước là báo cáo tài chính tổng hợp, dùng để phản ánh toàn bộ thông tin về tài sản; nợ phải trả; nguồn vốn của Nhà nước trên phạm vi toàn quốc hoặc phạm vi tỉnh tại thời điểm kết thúc kỳ báo cáo.
Về nội dung báo cáo tình hình tài chính nhà nước gồm những nội dung sau:
(1) Tài sản của Nhà nước:
Tài sản của Nhà nước bao gồm toàn bộ tài sản Nhà nước giao cho các đơn vị thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này nắm giữ, quản lý và sử dụng theo quy định: Tiền và các khoản tương đương tiền; các khoản phải thu; hàng tồn kho; đầu tư tài chính; cho vay; tài sản cố định hữu hình; xây dựng cơ bản dở dang; tài sản cố định vô hình; tài sản khác.
(2) Nợ phải trả của Nhà nước
Nợ phải trả của Nhà nước bao gồm toàn bộ các khoản nợ của Chính phủ, nợ của chính quyền địa phương và các khoản phải trả khác của các đơn vị thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này có nghĩa vụ phải trả.
(3) Nguồn vốn của Nhà nước
Nguồn vốn của Nhà nước bao gồm nguồn vốn hình thành tài sản; thặng dư (hoặc thâm hụt) lũy kế từ hoạt động tài chính nhà nước, nguồn vốn khác của Nhà nước.
Biểu mẫu báo cáo tình hình tài chính nhà nước toàn quốc và tỉnh quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Báo cáo tình hình tài chính nhà nước
Báo cáo kết quả hoạt động nhà nước được quy định thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 25/2017/NĐ-CP quy định về báo cáo kết quả hoạt động nhà nước như sau:
Báo cáo kết quả hoạt động tài chính nhà nước là báo cáo tài chính tổng hợp, dùng để phản ánh tình hình thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động tài chính của Nhà nước trên phạm vi toàn quốc hoặc phạm vi tỉnh trong kỳ báo cáo, trong đó nội dung của báo cáo kết quả hoạt động nhà nước, cụ thể.
(1) Thu nhập của Nhà nước
Thu nhập của Nhà nước bao gồm doanh thu thuộc ngân sách nhà nước (doanh thu thuế; doanh thu phí, lệ phí; doanh thu từ dầu thô và khí thiên nhiên; doanh thu từ vốn góp và các khoản đầu tư của nhà nước; doanh thu từ viện trợ không hoàn lại và doanh thu khác) và doanh thu không thuộc ngân sách nhà nước phát sinh trong kỳ báo cáo của các đơn vị thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này.
(2) Chi phí của Nhà nước
Chi phí của Nhà nước bao gồm các khoản chi phí từ nguồn ngân sách nhà nước (chi phí tiền lương, tiền công và chi phí khác cho con người; chi phí hàng hóa, dịch vụ; chi phí hao mòn; chi phí hỗ trợ và bổ sung; chi phí lãi vay, phí và lệ phí liên quan đến các khoản vay và chi phí khác) và chi phí từ nguồn ngoài ngân sách nhà nước phát sinh trong kỳ báo cáo của các đơn vị thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này.
(3) Kết quả hoạt động tài chính của Nhà nước
Kết quả hoạt động tài chính của Nhà nước là chênh lệch giữa thu nhập và chi phí của Nhà nước trong kỳ báo cáo, phản ánh kết quả thặng dư (thu nhập lớn hơn chi phí) hoặc thâm hụt (thu nhập nhỏ hơn chi phí) của hoạt động tài chính nhà nước.
Biểu mẫu báo cáo kết quả hoạt động tài chính nhà nước toàn quốc và tỉnh quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong báo cáo tài chính nhà nước được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 25/2017/NĐ-CP quy định về báo cáo lưu chuyển tiền tệ như sau:
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình lưu chuyển tiền tệ, bao gồm các luồng tiền thu vào, các luồng tiền chi ra từ các hoạt động chủ yếu, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính trong kỳ báo cáo; số dư tiền và tương đương tiền tại thời điểm kết thúc kỳ báo cáo của Nhà nước trên phạm vi toàn quốc hoặc phạm vi tỉnh. Về nội dung Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, cụ thể:
(1) Luồng tiền từ hoạt động chủ yếu của Nhà nước:
Luồng tiền từ hoạt động chủ yếu của Nhà nước là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động thường xuyên của Nhà nước, không phải là các hoạt động đầu tư hay hoạt động tài chính.
(2) Luồng tiền từ hoạt động đầu tư của Nhà nước:
Luồng tiền từ hoạt động đầu tư của Nhà nước là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động mua sắm, xây dựng, thanh lý, nhượng bán các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác, không thuộc các khoản tương đương tiền của Nhà nước.
(3) Luồng tiền từ hoạt động tài chính của Nhà nước:
Luồng tiền từ hoạt động tài chính của Nhà nước là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động đi vay, trả nợ vay và các hoạt động tài chính khác của Nhà nước.
Biểu mẫu Báo cáo lưu chuyển tiền tệ toàn quốc và tỉnh quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
Tải về mẫu báo cáo lưu chuyển tiền tệ mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử để xác minh danh tính công dân khi ở nước ngoài không?
- Lịch âm tháng 11 2024 đầy đủ, chi tiết? Xem lịch âm tháng 11 2024 ở đâu? Lịch âm tháng 11 2024 có ngày 30 không?
- Đáp án tuần 4 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu 75 năm thành lập tỉnh Vĩnh Phúc chi tiết và mới nhất?
- Cách viết bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024 mẫu 2A và 2B đối với cán bộ, công chức, viên chức mới nhất?
- Bán dâm là gì? Bán dâm có bị phạt tù không? Nếu có thì phạt tù bao nhiêu năm theo pháp luật hình sự?