Báo cáo tình hình học sinh và kết quả thực hiện công tác giáo dục chính trị và công tác học sinh được gửi, nhận theo phương thức nào?
- Cơ quan nào nhận báo cáo tình hình học sinh và kết quả thực hiện công tác giáo dục chính trị và công tác học sinh?
- Báo cáo tình hình học sinh và kết quả thực hiện công tác giáo dục chính trị và công tác học sinh được gửi, nhận theo phương thức nào?
- Thời gian chốt số liệu và thời hạn gửi báo cáo tình hình học sinh và kết quả thực hiện công tác giáo dục chính trị và công tác học sinh là khi nào?
Cơ quan nào nhận báo cáo tình hình học sinh và kết quả thực hiện công tác giáo dục chính trị và công tác học sinh?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 19/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Báo cáo tình hình học sinh, sinh viên và kết quả thực hiện công tác giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên
1. Nội dung yêu cầu báo cáo: Tình hình học sinh, sinh viên; kết quả thực hiện công tác giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên; đánh giá chung; Phương hướng, nhiệm vụ trong học kỳ hoặc năm học tiếp theo; kiến nghị, đề xuất (nếu có).
2. Đối tượng thực hiện, cơ quan nhận báo cáo và quy trình báo cáo:
a) Phòng GDĐT báo cáo Sở GDĐT; Sở GDĐT báo cáo Bộ GDĐT;
b) Cơ sở giáo dục đại học báo cáo Bộ GDĐT.
...
Theo quy định trên, báo cáo tình hình học sinh và kết quả thực hiện công tác giáo dục chính trị và công tác học sinh là báo cáo về:
- Tình hình học sinh;
- Kết quả thực hiện công tác giáo dục chính trị và công tác học sinh
- Đánh giá chung;
- Và phương hướng, nhiệm vụ trong học kỳ hoặc năm học tiếp theo;
- Kiến nghị, đề xuất (nếu có).
Đối tượng thực hiện, cơ quan nhận báo cáo và quy trình báo cáo như sau:
- Phòng Giáo dục và Đào tạo báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Cơ sở giáo dục đại học báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Báo cáo tình hình học sinh và kết quả thực hiện công tác giáo dục chính trị và công tác học sinh (Hình từ Internet)
Báo cáo tình hình học sinh và kết quả thực hiện công tác giáo dục chính trị và công tác học sinh được gửi, nhận theo phương thức nào?
Căn cứ theo khoản 3 và khoản 4 Điều 9 Thông tư 19/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Báo cáo tình hình học sinh, sinh viên và kết quả thực hiện công tác giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên
...
3. Kỳ báo cáo: Báo cáo học kỳ I; báo cáo năm học.
4. Phương thức gửi, nhận báo cáo: Thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
...
Như vậy, phương thức gửi, nhận báo cáo tình hình học sinh và kết quả thực hiện công tác giáo dục chính trị và công tác học sinh thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư 19/2020/TT-BGDĐT, cụ thể tùy theo điều kiện thực tế của cơ quan, tổ chức, cá nhân báo cáo được gửi theo một trong các phương thức sau:
- Báo cáo theo hình thức văn bản giấy được gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Bộ Giáo dục và Đào tạo; hoặc gửi qua fax;
- Báo cáo theo hình thức văn bản điện tử được gửi qua hệ thống thư điện tử, hệ thống quản lý hành chính điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Hệ thống e-office), hệ thống phần mềm thông tin báo cáo chuyên dùng (nếu có), các phương thức khác theo quy định của pháp luật;
- Báo cáo bằng phần mềm trên hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hệ thống thông tin báo cáo của Chính phủ theo lộ trình quy định của Chính phủ.
Thời gian chốt số liệu và thời hạn gửi báo cáo tình hình học sinh và kết quả thực hiện công tác giáo dục chính trị và công tác học sinh là khi nào?
Căn cứ theo khoản 5 và khoản 6 Điều 9 Thông tư 19/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Báo cáo tình hình học sinh, sinh viên và kết quả thực hiện công tác giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên
...
5. Thời gian chốt số liệu báo cáo:
a) Báo cáo sơ kết học kỳ I: Tính từ ngày bắt đầu năm học cho đến ngày kết thúc học kỳ I theo khung kế hoạch thời gian năm học hằng năm;
b) Báo cáo tổng kết năm học: Tính từ ngày bắt đầu năm học cho đến ngày kết thúc năm học theo khung kế hoạch thời gian năm học hằng năm.
6. Thời hạn gửi báo cáo:
a) Trường hợp báo cáo giấy:
- Phòng GDĐT gửi báo cáo đến Sở GDĐT trước ngày 25 tháng 01 và ngày 25 tháng 6 hằng năm.
- Sở GDĐT; cơ sở giáo dục đại học gửi báo cáo đến Bộ GDĐT trước ngày 31 tháng 01 và ngày 30 tháng 6 hằng năm;
b) Trường hợp báo cáo qua Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ GDĐT, thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 7 Thông tư này.
7. Mẫu đề cương báo cáo: Mẫu số 02 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, thời gian chốt số liệu báo cáo sơ kết học kỳ I: Tính từ ngày bắt đầu năm học cho đến ngày kết thúc học kỳ I theo khung kế hoạch thời gian năm học hằng năm;
Báo cáo tổng kết năm học: Tính từ ngày bắt đầu năm học cho đến ngày kết thúc năm học theo khung kế hoạch thời gian năm học hằng năm.
Thời hạn gửi báo cáo tình hình học sinh và kết quả thực hiện công tác giáo dục chính trị và công tác học sinh như sau:
- Trường hợp báo cáo giấy:
+ Phòng Giáo dục và Đào tạo gửi báo cáo đến Sở Giáo dục và Đào tạo trước ngày 25 tháng 01 và ngày 25 tháng 6 hằng năm.
+ Sở Giáo dục và Đào tạo; cơ sở giáo dục đại học gửi báo cáo đến Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 31 tháng 01 và ngày 30 tháng 6 hằng năm;
- Trường hợp báo cáo qua Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 7 Thông tư 19/2020/TT-BGDĐT, cụ thể:
+ Thời hạn các cơ quan, tổ chức gửi báo cáo là 03 ngày làm việc sau ngày chốt số liệu báo cáo;
+ Thời gian cho mỗi cấp tổng hợp thực hiện việc tổng hợp báo cáo là 03 ngày làm việc.
Mẫu đề cương báo cáo tình hình học sinh và kết quả thực hiện công tác giáo dục chính trị và công tác học sinh tại Mẫu số 02 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 19/2020/TT-BGDĐT. Tải về
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hóa đơn điện tử được lập mà số hóa đơn có sai sót thì người bán có được hủy hoặc thay thế không?
- Hiến tạng có yêu cầu đủ bao nhiêu tuổi không? Hiến tạng có cần sự đồng ý của gia đình hay không?
- Ai có thẩm quyền phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi ngành và lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý?
- Thời gian tham gia công tác để xét khen thưởng quá trình cống hiến của cán bộ tiền khởi nghĩa được xác định như thế nào?
- Vụ án dân sự là gì? Thẩm phán có quyền quyết định đưa vụ án dân sự ra xét xử và tham gia xét xử vụ án dân sự không?