Báo cáo phân tích an toàn nhà máy điện hạt nhân bao gồm những nội dung gì? Cơ quan nào có thẩm quyền tổ chức thẩm định Báo cáo phân tích an toàn nhà máy điện hạt nhân?
- Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo phân tích an toàn nhà máy điện hạt nhân bao gồm những giấy tờ gì?
- Cơ quan nào có thẩm quyền quy định số lượng hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo phân tích an toàn nhà máy điện hạt nhân?
- Cơ quan nào có thẩm quyền tổ chức thẩm định Báo cáo phân tích an toàn nhà máy điện hạt nhân?
- Báo cáo phân tích an toàn nhà máy điện hạt nhân bao gồm những nội dung gì?
Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo phân tích an toàn nhà máy điện hạt nhân bao gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 11 Nghị định 70/2010/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo phân tích an toàn nhà máy điện hạt nhân như sau:
Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo phân tích an toàn nhà máy điện hạt nhân
1. Chủ đầu tư có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo phân tích an toàn nhà máy điện hạt nhân và trình Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, phê duyệt. Hồ sơ gồm:
a) Tờ trình đề nghị thẩm định của chủ đầu tư;
b) Báo cáo phân tích an toàn nhà máy điện hạt nhân;
c) Các văn bản pháp lý có liên quan.
...
Theo đó, chủ đầu tư có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo phân tích an toàn nhà máy điện hạt nhân bao gồm những giấy tờ sau đây:
- Tờ trình đề nghị thẩm định của chủ đầu tư;
- Báo cáo phân tích an toàn nhà máy điện hạt nhân;
- Các văn bản pháp lý có liên quan.
Nhà máy điện hạt nhân (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền quy định số lượng hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo phân tích an toàn nhà máy điện hạt nhân?
Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 11 Nghị định 70/2010/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo phân tích an toàn nhà máy điện hạt nhân
...
2. Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn nội dung, số lượng hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo phân tích an toàn nhà máy điện hạt nhân.
3. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo để chủ đầu tư dự án bổ sung, hoàn chỉnh.
Theo đó, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn số lượng hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo phân tích an toàn nhà máy điện hạt nhân.
Cơ quan nào có thẩm quyền tổ chức thẩm định Báo cáo phân tích an toàn nhà máy điện hạt nhân?
Theo quy định khoản 1 Điều 12 Nghị định 70/2010/NĐ-CP quy định thẩm định Báo cáo phân tích an toàn như sau:
Thẩm định Báo cáo phân tích an toàn
1. Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân tổ chức thẩm định Báo cáo phân tích an toàn nhà máy điện hạt nhân.
2. Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân có thể thuê hoặc mời các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có đủ năng lực và kinh nghiệm tham gia thẩm định một phần hoặc toàn bộ nội dung Báo cáo phân tích an toàn quy định tại các Điều 21, 22, 25, 30, 31, 34 Nghị định này.
3. Kết quả thẩm định Báo cáo phân tích an toàn được thể hiện trong báo cáo thẩm định với đầy đủ các nội dung, kết luận theo quy định.
4. Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ, Hội đồng an toàn hạt nhân Quốc gia kết quả thẩm định Báo cáo phân tích an toàn.
5. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo phân tích an toàn.
6. Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quy định chi tiết về nội dung, quy trình, thủ tục thẩm định Báo cáo phân tích an toàn nhà máy điện hạt nhân.
Như vậy, cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân tổ chức thẩm định Báo cáo phân tích an toàn nhà máy điện hạt nhân.
Báo cáo phân tích an toàn nhà máy điện hạt nhân bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 70/2010/NĐ-CP quy định như sau:
Báo cáo phân tích an toàn
Báo cáo phân tích an toàn được thực hiện trên cơ sở thiết kế nhà máy điện hạt nhân ở từng giai đoạn và gồm các nội dung sau đây:
1. Giới thiệu chung.
2. Mô tả chung nhà máy điện hạt nhân.
3. Quản lý an toàn
4. Đánh giá địa điểm.
5. Các khía cạnh thiết kế chung.
6. Mô tả các hệ thống chính của nhà máy điện hạt nhân.
7. Phân tích an toàn
8. Chương trình hiệu chỉnh và vận hành thử.
9. Các khía cạnh vận hành
10. Các điều kiện và giới hạn vận hành.
11. Bảo vệ bức xạ.
12. Ứng phó sự cố.
13. Các khía cạnh môi trường.
14. Quản lý chất thải phóng xạ.
15. Tháo dỡ và các vấn đề kết thúc vận hành.
Theo đó, Báo cáo phân tích an toàn nhà máy điện hạt nhân bao gồm những nội dung sau đây:
- Giới thiệu chung; mô tả chung nhà máy điện hạt nhân; quản lý an toàn; đánh giá địa điểm;
- Các khía cạnh thiết kế chung; mô tả các hệ thống chính của nhà máy điện hạt nhân; phân tích an toàn; chương trình hiệu chỉnh và vận hành thử; các khía cạnh vận hành;
- Các điều kiện và giới hạn vận hành; bảo vệ bức xạ; ứng phó sự cố; các khía cạnh môi trường; quản lý chất thải phóng xạ; tháo dỡ và các vấn đề kết thúc vận hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?