Báo cáo nội bộ về rủi ro thanh khoản trong hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại được thực hiện khi nào?
- Báo cáo nội bộ về rủi ro thanh khoản trong hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại được thực hiện khi nào?
- Đo lượng, theo dõi rủi ro thanh khoản trong hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại phải đáp ứng các yêu cầu như thế nào?
- Ngân hàng thương mại có phương pháp nào để đảm bảo đánh giá khả năng thực hiện nghĩa vụ cam kết và tuân thủ các hạn mức rủi ro thanh khoản?
Báo cáo nội bộ về rủi ro thanh khoản trong hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại được thực hiện khi nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 52 Thông tư 13/2018/TT-NHNN có quy định như sau:
Báo cáo nội bộ về rủi ro thanh khoản
1. Định kỳ tối thiểu hằng quý hoặc đột xuất, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có báo cáo nội bộ về rủi ro thanh khoản quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Báo cáo nội bộ về rủi ro thanh khoản tối thiểu bao gồm các nội dung sau đây:
a) Nhận định về chỉ số xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tình hình thanh khoản trên thị trường;
b) Cơ cấu của bảng cân đối tài sản; sản phẩm huy động vốn mới; đối tượng gửi tiền; kỳ hạn và lãi suất tiền gửi;
c) Các nguồn thanh khoản, chênh lệch về dòng tiền, kỳ hạn nguồn vốn, tình hình tuân thủ các hạn mức rủi ro thanh khoản;
d) Kết quả kiểm tra sức chịu đựng về thanh khoản (nếu có) trong kỳ báo cáo;
đ) Các đề xuất, kiến nghị về quản lý rủi ro thanh khoản với cấp nhận báo cáo;
e) Kết quả thực hiện các yêu cầu, kiến nghị về quản lý rủi ro thanh khoản của kiểm toán nội bộ, Ngân hàng Nhà nước, tổ chức kiểm toán độc lập và các cơ quan chức năng khác.
Như vậy, theo quy định trên thì báo cáo nội bộ về rủi ro thanh khoản trong hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại được thực hiện theo định kỳ tối thiểu hằng quý hoặc đột xuất.
Báo cáo nội bộ về rủi ro thanh khoản (Hình từ Internet)
Đo lượng, theo dõi rủi ro thanh khoản trong hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại phải đáp ứng các yêu cầu như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 50 Thông tư 13/2018/TT-NHNN có quy định như sau:
Nhận dạng, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro thanh khoản
1. Nhận dạng rủi ro thanh khoản phải đảm bảo:
a) Thực hiện trên cơ sở phân tích nhu cầu thanh khoản, nguồn thanh khoản của từng hoạt động kinh doanh, cơ cấu Tài sản/Nợ phải trả và dòng tiền của các khoản mục nội bảng và ngoại bảng, khả năng tiếp cận thanh khoản trên thị trường;
b) Nhận dạng rủi ro thanh khoản phát sinh từ rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động, rủi ro danh tiếng và các rủi ro khác.
2. Đo lường, theo dõi rủi ro thanh khoản tối thiểu đảm bảo các yêu cầu sau đây:
a) Có công cụ đo lường rủi ro thanh khoản phù hợp để đo lường rủi ro thanh khoản tối thiểu đối với:
(i) Dòng tiền tương lai của Tài sản/Nợ phải trả;
(ii) Nhu cầu thanh khoản bất thường và các trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ của các khoản ngoại bảng;
(iii) Đồng tiền giao dịch;
(iv) Các hoạt động ngân hàng đại lý, lưu ký và thanh toán;
b) Theo dõi việc tuân thủ tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ Dư nợ cho vay/Tổng tiền gửi, tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn, các tỷ lệ thanh khoản khác (nếu có).
3. Kiểm soát rủi ro thanh khoản phải đảm bảo:
a) Trạng thái rủi ro thanh khoản đảm bảo tuân thủ các hạn mức rủi ro thanh khoản;
b) Có các chỉ tiêu cảnh báo sớm về rủi ro thanh khoản để có các biện pháp xử lý thiếu hụt thanh khoản tạm thời và dài hạn.
Như vậy, theo quy định trên thì đo lượng, theo dõi rủi ro thanh khoản trong hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Có công cụ đo lường rủi ro thanh khoản phù hợp để đo lường rủi ro thanh khoản tối thiểu đối với:
+ Dòng tiền tương lai của Tài sản/Nợ phải trả;
+ Nhu cầu thanh khoản bất thường và các trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ của các khoản ngoại bảng;
+ Đồng tiền giao dịch;
+ Các hoạt động ngân hàng đại lý, lưu ký và thanh toán;
- Theo dõi việc tuân thủ tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ Dư nợ cho vay/Tổng tiền gửi, tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn, các tỷ lệ thanh khoản khác (nếu có).
Ngân hàng thương mại có phương pháp nào để đảm bảo đánh giá khả năng thực hiện nghĩa vụ cam kết và tuân thủ các hạn mức rủi ro thanh khoản?
Căn cứ tại Điều 51 Thông tư 13/2018/TT-NHNN có quy định như sau:
Kiểm tra sức chịu đựng về thanh khoản
1. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có phương pháp tính toán tác động của các giả định đảm bảo đánh giá được khả năng thực hiện các nghĩa vụ, cam kết và tuân thủ các hạn mức rủi ro thanh khoản. Các giả định, phương pháp tính toán tác động của các giả định đối với thanh khoản phải được rà soát, tự đánh giá mức độ phù hợp.
2. Kịch bản có diễn biến bất lợi quy định tại điểm a khoản 2 Điều 28 Thông tư này có tối thiểu các giả định về tiền gửi, chất lượng tín dụng.
3. Kế hoạch dự phòng quy định tại điểm b khoản 3 Điều 28 Thông tư này tối thiểu có các nội dung sau: dự kiến các biện pháp xử lý về nguồn vốn, sử dụng vốn, dòng tiền tương lai đảm bảo đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì ngân hàng thương mại có phương pháp tính toán tác động của các giả định đảm bảo đánh giá được khả năng thực hiện các nghĩa vụ, cam kết và tuân thủ các hạn mức rủi ro thanh khoản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?