Báo cáo là quyền hay nghĩa vụ của đối tượng thanh tra? Việc xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo được quy định thế nào?
Báo cáo là quyền hay nghĩa vụ của đối tượng thanh tra?
Theo nội dung được định nghĩa tại khoản 9 Điều 2 Luật Thanh tra 2022, đối tượng thanh tra là cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự thanh tra được xác định trong quyết định thanh tra. Theo đó, đối tượng thanh tra sẽ có quyền và nghĩa vụ trong suốt quá trình thanh tra.
Tại Điều 92 Luật Thanh tra 2022 quyền của đối tượng thanh tra được quy định như sau:
Quyền của đối tượng thanh tra
1. Đối tượng thanh tra có quyền sau đây:
a) Giải trình về vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra;
b) Khiếu nại về quyết định, hành vi của người tiến hành thanh tra trong quá trình thanh tra; khiếu nại quyết định xử lý về thanh tra theo quy định của pháp luật về khiếu nại; kiến nghị về nội dung trong kết luận thanh tra khi cho rằng nội dung đó chưa chính xác;
c) Yêu cầu bồi thường thiệt hại, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân là đối tượng thanh tra có quyền tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người tiến hành thanh tra theo quy định của pháp luật về tố cáo.
Về nghĩa vụ của đối tượng thanh tra, Điều 93 Luật Thanh tra 2022 có quy định:
Nghĩa vụ của đối tượng thanh tra
1. Chấp hành quyết định thanh tra.
2. Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu theo yêu cầu của người tiến hành thanh tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp.
3. Thực hiện yêu cầu, kiến nghị, kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra của người tiến hành thanh tra và của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.
Đồng thời, Điều 83 Luật Thanh tra 2022 quy định về việc yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo như sau:
Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu và báo cáo, giải trình
1. Trong quá trình thanh tra, người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra là Thanh tra viên có quyền yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu và báo cáo bằng văn bản, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra.
2. Đối tượng thanh tra được yêu cầu có nghĩa vụ cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp.
3. Người tiến hành thanh tra có trách nhiệm bảo quản, khai thác, sử dụng thông tin và tài liệu đúng mục đích. Đối với tài liệu là bản gốc thì người tiến hành thanh tra có trách nhiệm trả lại đối tượng thanh tra sau khi kết thúc cuộc thanh tra.
Từ những quy định nêu trên, đối tượng thanh tra thực hiện báo cáo khi có yêu cầu của các chủ thể sau:
- Người ra quyết định thanh tra;
- Trưởng đoàn thanh tra;
- Thành viên khác của Đoàn thanh tra là Thanh tra viên.
Như vậy, đối chiếu với khoản 3 Điều 93 Luật Thanh tra 2022 thì việc thực hiện báo cáo được hiểu là nghĩa vụ của đối tượng thanh tra.
Báo cáo là quyền hay nghĩa vụ của đối tượng thanh tra? Việc xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Việc xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo được quy định thế nào?
Căn cứ theo nội dung tại Điều 62 Luật Thanh tra 2022 có quy định về việc xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo như sau:
Xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo
1. Căn cứ nội dung thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo.
2. Chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày công bố quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có văn bản yêu cầu đối tượng thanh tra chuẩn bị báo cáo về nội dung thanh tra theo đề cương yêu cầu báo cáo. Văn bản yêu cầu phải nêu rõ nội dung, hình thức báo cáo và thời hạn báo cáo.
Như vậy, việc xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo trong hoạt động thanh tra được thực hiện theo nội dung nêu trên.
Mẫu yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo bao gồm những nội dung gì?
Yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo được thực hiện theo Mẫu số 10 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 06/2021/TT-TTCP quy định về tổ chức, hoạt động của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra.
Trong đó, mẫu yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo báo cáo bao gồm những nội dung sau:
- Tên cơ quan tiến hành thanh tra.
- Tên Đoàn thanh tra.
- Chữ viết tắt tên cơ quan ban hành công văn.
- Trích yếu nội dung yêu cầu báo cáo.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân được yêu cầu báo cáo cho Đoàn thanh tra.
- Chức danh của Người ra quyết định thanh tra.
- Tên cuộc thanh tra.
- Trưởng đoàn thanh tra.
- Chữ viết tắt đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).
- Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).
Tải Mẫu yêu cầu báo cáo Tại đây.
Luật Thanh tra 2022 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo tình hình sử dụng hóa chất cho thí nghiệm, nghiên cứu khoa học mới nhất như thế nào?
- Cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn có phải đối tượng được hướng dẫn sử dụng kinh phí khuyến công không?
- Tiêu chuẩn nhân sự sử dụng vật liệu nổ công nghiệp khi khai khoáng là gì? Thời hạn của Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp là mấy năm?
- Nguyên tắc quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Ngân hàng Nhà nước như thế nào theo thông tư 45?
- Tổng hợp 05 cách viết báo cáo thành tích tập thể đề nghị khen thưởng hay, chi tiết chuẩn Nghị định 98?