Báo cáo kiểm toán nội bộ và kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán Bộ Quốc phòng gồm những gì theo quy định mới nhất?
Kế hoạch kiểm toán nội bộ Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 17 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1607/QĐ-BQP ngày 08/05/2022, quy định kế hoạch thực hiện kiểm toán nội bộ Bộ Quốc phòng như sau:
- Hằng năm, trước ngày 15 tháng 12, Kiểm toán Bộ Quốc phòng lập kế hoạch kiểm toán nội bộ năm kế hoạch, trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, phê duyệt.
- Nội dung kế hoạch kiểm toán nội bộ bao gồm: Phạm vi, đối tượng kiểm toán, các mục tiêu, nội dung, niên độ kiểm toán, thời gian kiểm toán và việc phân bổ các nguồn lực.
- Kế hoạch kiểm toán nội bộ được xây dựng trên cơ sở ưu tiên kiểm toán bằng phương pháp định hướng theo rủi ro, theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, có xem xét đến ý kiến của các cơ quan, đơn vị.
- Kiểm toán trưởng đánh giá toàn diện về rủi ro của các đơn vị để lập kế hoạch kiểm toán nội bộ; xem xét và điều chỉnh kế hoạch nếu cần để đáp ứng yêu cầu kiểm soát rủi ro. Khi điều chỉnh kế hoạch kiểm toán nội bộ đã được phê duyệt phải báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định.
- Kiểm toán Bộ Quốc phòng có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan về các vấn đề chuyên môn, đánh giá rủi ro và các thông tin phục vụ lập kế hoạch kiểm toán nội bộ; tránh thực hiện thanh tra, kiểm toán cùng một đơn vị trong năm.
- Kế hoạch kiểm toán nội bộ được phê duyệt trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Kiểm toán trưởng trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được phê duyệt, kế hoạch kiểm toán nội bộ phải được gửi cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phụ trách (nếu có), các đơn vị có tên trong kế hoạch và cơ quan, đơn vị có liên quan.
Báo cáo kiểm toán nội bộ và kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán Bộ Quốc phòng
Phương thức và quy trình kiểm toán nội bộ Bộ Quốc phòng là gì?
Căn cứ Điều 16, Điều 18 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1607/QĐ-BQP ngày 08/05/2022 quy định phương thức và quy trình kiểm toán nội bộ Bộ Quốc phòng như sau:
- Phương thức thực hiện kiểm toán nội bộ:
Sử dụng phương pháp kiểm toán định hướng theo rủi ro, ưu tiên tập trung nguồn lực để kiểm toán các đơn vị được đánh giá có mức độ rủi ro cao.
- Quy trình kiểm toán nội bộ:
Kiểm toán trưởng xây dựng Quy trình kiểm toán nội bộ và đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế Quy trình kiểm toán nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật, tổ chức và hoạt động của Bộ Quốc phòng Văn phòng Bộ Quốc phòng theo trình tự, thủ tục ban hành văn bản, trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định.
Báo cáo kiểm toán nội bộ và kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?
Theo Điều 19 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1607/QĐ-BQP ngày 08/05/2022 quy định báo cáo kiểm toán nội bộ và kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán Bộ Quốc phòng như sau:
(1) Báo cáo từng cuộc kiểm toán nội bộ:
- Trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày hoàn thành cuộc kiểm toán, Trưởng đoàn kiểm toán hoặc người phụ trách cuộc kiểm toán chịu trách nhiệm lập báo cáo kiểm toán nội bộ, báo cáo Kiểm toán trưởng xem xét, trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Báo cáo từng cuộc kiểm toán nội bộ phải có chữ ký của Trưởng đoàn kiểm toán hoặc người phụ trách cuộc kiểm toán.
- Báo cáo từng cuộc kiểm toán nội bộ gồm những nội dung cơ bản sau:
+ Nội dung, phạm vi kiểm toán và giới hạn của cuộc kiểm toán;
+ Những đánh giá, kết luận về nội dung đã được kiểm toán và cơ sở đưa ra các ý kiến này;
+ Các yếu kém, tồn tại, các sai sót, vi phạm và kiến nghị các biện pháp sửa chữa, khắc phục sai sót và xử lý vi phạm;
+ Đề xuất các biện pháp xử lý rủi ro, hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ.
- Báo cáo từng cuộc kiểm toán nội bộ phải có ý kiến của đơn vị được kiểm toán. Trường hợp đơn vị được kiểm toán không thống nhất với kết quả kiểm toán nội bộ, báo cáo kiểm toán nội bộ phải nêu rõ ý kiến của đơn vị và lý do.
- Báo cáo từng cuộc kiểm toán nội bộ được gửi đến Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Sau khi Bộ trưởng có ý kiến chỉ đạo, báo cáo kiểm toán nội bộ được gửi đến đơn vị được kiểm toán và các cơ quan có liên quan.
(2) Báo cáo kiểm toán nội bộ hằng năm:
- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, Kiểm toán trưởng phải gửi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng báo cáo kiểm toán nội bộ hằng năm.
- Báo cáo kiểm toán nội bộ hằng năm gồm các nội dung cơ bản sau:
+ Mục tiêu kế hoạch kiểm toán nội bộ đề ra, công việc kiểm toán đã được thực hiện;
+ Tồn tại, sai phạm lớn được phát hiện, biện pháp mà Kiểm toán Bộ Quốc phòng kiến nghị;
+ Đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan đến hoạt động được kiểm toán và đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ;
+ Tình hình thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán Bộ Quốc phòng.
- Báo cáo kiểm toán nội bộ hằng năm phải có chữ ký của Kiểm toán trưởng,
(3) Báo cáo bất thường:
- Khi phát hiện các sai phạm nghiêm trọng hoặc nhận thấy có nguy cơ rủi ro cao có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động của đơn vị, Kiểm toán trưởng phải báo cáo ngay với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
- Báo cáo bất thường gồm các nội dung cơ bản sau:
+ Những vấn đề rủi ro mà Kiểm toán Bộ Quốc phòng quan tâm, chú ý:
- Bộc lộ, phát sinh sự yếu kém trong hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị:
+ Những phát hiện nghiêm trọng cần có sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng để xử lý, khắc phục;
+ Báo cáo bất thường trình bày các vấn đề phát sinh hoặc phát hiện cùng với những kiến nghị xử lý.
(4) Kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị kiểm toán:
- Kiểm tra, đánh giá thời gian, kết quả những công việc mà đơn vị được kiểm toán đã thực hiện theo kiến nghị của Kiểm toán Bộ Quốc phòng đã được phê duyệt.
- Báo cáo kết quả kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán được gửi lên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
(5) Quy trình gửi báo cáo kiểm toán nội bộ lên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện theo Quy chế làm việc của Bộ Quốc phòng và Quy chế làm việc của Văn phòng Bộ Quốc phòng.
Như vậy, kiểm toán nội bộ Bộ Quốc phòng thực hiện theo phương pháp kiểm toán định hướng theo rủi ro và phải thực hiện lập các loại báo cáo kiểm toán nội bộ sau: báo cáo từng cuộc kiểm tra nội bộ, báo cáo kiểm toán nội bộ hằng năm và báo cáo bất thường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?