Báo cáo kết quả thanh tra hành chính trường bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục tỉnh gồm những nội dung gì?
Báo cáo kết quả thanh tra hành chính trường bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục tỉnh gồm những nội dung gì?
Theo quy định tại Điều 29 Nghị định 86/2011/NĐ-CP như sau:
"Điều 29. Báo cáo kết quả thanh tra hành chính
1. Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm tổ chức xây dựng báo cáo kết quả thanh tra. Báo cáo kết quả thanh tra phải có các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 49 của Luật Thanh tra.
2. Trưởng đoàn thanh tra tổ chức họp Đoàn thanh tra để thảo luận về dự thảo báo cáo kết quả thanh tra; trường hợp các thành viên Đoàn thanh tra có ý kiến khác nhau thì Trưởng đoàn thanh tra xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình."
Tại khoản 2 Điều 49 Luật Thanh tra 2010 quy định về báo cáo kết quả thanh tra hành chính. Theo đó, báo cáo kết quả thanh tra phải có các nội dung sau:
- Kết luận cụ thể về từng nội dung đã tiến hành thanh tra;
- Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật;
- Ý kiến khác nhau giữa thành viên Đoàn thanh tra với Trưởng đoàn thanh tra về nội dung báo cáo kết quả thanh tra;
- Biện pháp xử lý đã được áp dụng và kiến nghị biện pháp xử lý.
Kết luận thanh tra hành chính
Dự thảo Kết luận thanh tra hành chính được xây dựng gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 41 Thông tư 06/2021/TT-TTCP quy định về xây dựng dự thảo Kết luận thanh tra như sau:
"Điều 41. Xây dựng dự thảo Kết luận thanh tra
1. Sau khi nhận được Báo cáo kết quả thanh tra và báo cáo bổ sung (nếu có) của Đoàn thanh tra, Người ra quyết định thanh tra chỉ đạo Trưởng đoàn thanh tra xây dựng dự thảo Kết luận thanh tra trình Người ra quyết định thanh tra. Trong trường hợp vì lý do sức khỏe hoặc lý do khác mà Trưởng đoàn thanh tra không thể tiếp tục thực hiện được nhiệm vụ thì Người ra quyết định thanh tra giao Phó Trưởng đoàn thanh tra (trong trường hợp Đoàn thanh tra có Phó Trưởng đoàn) hoặc giao thành viên Đoàn thanh tra xây dựng, trình dự thảo Kết luận thanh tra trong thời gian chưa có quyết định thay đổi Trưởng đoàn thanh tra.
Dự thảo Kết luận thanh tra bao gồm các nội dung sau đây:
a) Đối với dự thảo Kết luận thanh tra hành chính: Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 50 của Luật Thanh tra;
b) Đối với dự thảo Kết luận thanh tra chuyên ngành: Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Nghị định 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành.
..."
Tại khoản 2 Điều 50 Luật Thanh tra 2010 quy định:
"Điều 50. Kết luận thanh tra hành chính
...
2. Kết luận thanh tra phải có các nội dung sau đây:
a) Đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra thuộc nội dung thanh tra;
b) Kết luận về nội dung thanh tra;
c) Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật;
d) Biện pháp xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị biện pháp xử lý."
Theo đó, sau khi nhận được Báo cáo kết quả thanh tra và báo cáo bổ sung (nếu có) của Đoàn thanh tra, người ra quyết định thanh tra chỉ đạo Trưởng đoàn thanh tra xây dựng dự thảo Kết luận thanh tra gồm những nội dung cụ thể trên trình người ra quyết định thanh tra.
Việc công bố Kết luận thanh tra hành chính được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 31 Nghị định 86/2011/NĐ-CP quy định về kết luận thanh tra hành chính như sau:
"Điều 31. Kết luận thanh tra hành chính
1. Căn cứ báo cáo kết quả thanh tra, nội dung giải trình của đối tượng thanh tra (nếu có) và các tài liệu liên quan, người ra quyết định thanh tra chỉ đạo việc hoàn thiện và ký kết luận thanh tra. Kết luận thanh tra gồm các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 50 của Luật Thanh tra.
2. Người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm tổ chức việc công bố Kết luận thanh tra hoặc gửi Kết luận thanh tra cho đối tượng thanh tra. Trường hợp cần thiết có thể ủy quyền cho Trưởng đoàn thanh tra công bố kết luận thanh tra. Việc công bố Kết luận thanh tra được lập thành biên bản.
3. Kết luận thanh tra được gửi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Thanh tra."
Theo đó, người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm tổ chức việc công bố Kết luận thanh tra hoặc gửi Kết luận thanh tra cho đối tượng thanh tra.
Trường hợp cần thiết có thể ủy quyền cho Trưởng đoàn thanh tra công bố Kết luận thanh tra. Việc công bố Kết luận thanh tra được lập thành biên bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều kiện đối với ngân hàng mẹ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài là gì? Thời hạn gửi báo cáo tài chính hằng năm của ngân hàng mẹ?
- Sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện: Đặt tên đơn vị hành chính cấp huyện sau sáp nhập thế nào?
- Đưa thông tin sai sự thật về việc bãi bỏ Nghị định 168 về xử phạt vi phạm giao thông bị phạt thế nào?
- Chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình xây dựng gồm bao gồm chi phí nào? Được xác định như thế nào?
- Gợi ý quà tất niên tặng cho đối tác, khách hàng, nhân viên cuối năm thiết thực? Có bắt buộc phải tặng quà tất niên cho nhân viên không?