Báo cáo kết quả thanh tra giáo dục đối với Sở Giáo dục và Đào tạo được thực hiện khi nào? Thanh tra giáo dục đối với Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc thẩm quyền của ai?
Thanh tra giáo dục đối với Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc thẩm quyền của ai?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 39/2013/TT-BGDĐT quy định:
Thẩm quyền, đối tượng thanh tra
1. Thanh tra Bộ: Thanh tra chuyên ngành đối với các sở giáo dục và đào tạo; các đại học; học viện, trường đại học, viện, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục khác; cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài tham gia hoạt động giáo dục tại Việt Nam.
2. Thanh tra sở: Thanh tra chuyên ngành đối với phòng giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt; trường đại học, học viện, viện, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp (không bao gồm các cơ sở giáo dục đại học, trường trung cấp chuyên nghiệp công lập của các Bộ, cơ quan ngang bộ đóng trên địa bàn) theo phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục; cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài tham gia hoạt động giáo dục tại địa phương.
Theo đó, thanh tra chuyên ngành đối với các Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc thẩm quyền Thanh tra Bộ.
Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi tắt là Thanh tra Bộ) là cơ quan của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giúp Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi tắt là Bộ trưởng) quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục; tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành giáo dục, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 42/2013/NĐ-CP.
Thanh tra giáo dục đối với Sở Giáo dục và Đào tạo (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của thanh tra Bộ trong quản lý nhà nước về thanh tra giáo dục được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 42/2013/NĐ-CP quy định:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ
Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 18 Luật thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Trong quản lý nhà nước về thanh tra giáo dục:
a) Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của Bộ trưởng;
b) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra, pháp luật về khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong ngành giáo dục;
c) Hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ thanh tra giáo dục cho Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi tắt là Thanh tra Sở), thanh tra nội bộ của các cơ sở giáo dục đại học, trường trung cấp chuyên nghiệp; cho Thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra giáo dục;
d) Thanh tra việc thực hiện pháp luật về thanh tra, pháp luật về khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục;
đ) Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
...
Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo ngoài thực hiện nhiệm vụ được quy định tại Điều 18 Luật thanh tra thì còn các nhiệm vụ trong quản lý nhà nước về thanh tra giáo dục theo quy định cụ thể nêu trên.
Báo cáo kết quả thanh tra giáo dục đối với Sở Giáo dục và Đào tạo được thực hiện khi nào?
Căn cứ theo Điều 25 Nghị định 07/2012/NĐ-CP quy định như sau:
Báo cáo kết quả thanh tra chuyên ngành
Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải có văn bản báo cáo kết quả thanh tra, trừ trường hợp nội dung kết luận thanh tra phải chờ kết luận về chuyên môn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Báo cáo kết quả thanh tra chuyên ngành phải có các nội dung sau đây:
1. Khái quát về đối tượng thanh tra;
2. Kết quả kiểm tra, xác minh về từng nội dung thanh tra;
3. Đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, việc chấp hành các quy định về tiêu chuẩn, chuyên môn - kỹ thuật của đối tượng thanh tra;
4. Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã được áp dụng trong quá trình tiến hành thanh tra; kiến nghị các biện pháp xử lý hành vi vi phạm pháp luật; kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua thanh tra (nếu có);
5. Ý kiến khác nhau giữa thành viên Đoàn thanh tra (nếu có).
Theo đó, chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải có văn bản báo cáo kết quả thanh tra, trừ trường hợp nội dung kết luận thanh tra phải chờ kết luận về chuyên môn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Báo cáo kết quả thanh tra chuyên ngành phải có các nội dung theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gợi ý quà Tết dương lịch 2025? Những món quà tặng Tết dương lịch 2025 ý nghĩa? Tết Dương lịch 2025 vào ngày mấy âm lịch?
- Lịch Vạn niên tháng 1/2025 đầy đủ, chi tiết nhất? Lịch âm dương tháng 1/2025 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
- Luật Tố tụng hành chính quy định những gì và áp dụng cho những hoạt động nào? Quy định về việc tuân thủ pháp luật trong tố tụng hành chính?
- Danh mục hồ sơ hoàn công công trình xây dựng theo Nghị định 06 gồm những gì? Thời hạn lưu trữ hồ sơ?
- Cục cảnh sát giao thông có tiếp nhận vụ tai nạn giao thông do Cảnh sát giao thông xác minh, điều tra, giải quyết không?