Báo cáo kết quả kiểm tra của Bộ Công Thương bao gồm những nội dung nào? Báo cáo kết quả kiểm tra phải được gửi cho ai?
Báo cáo kết quả kiểm tra của Bộ Công Thương bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Quy chế về xây dựng và thực hiện Kế hoạch kiểm tra của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 1412/QĐ-BCT năm 2017 quy định về kết quả kiểm tra như sau:
Kết quả kiểm tra
1. Chậm nhất là 08 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm báo cáo người ra Quyết định kiểm tra về kết quả kiểm tra. Báo cáo kết quả kiểm tra bao gồm các nội dung sau đây (Phụ lục 4):
a) Khái quát chung về đối tượng kiểm tra;
b) Kết quả kiểm tra theo đề cương;
c) Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã áp dụng (nếu có);
d) Kiến nghị của đối tượng kiểm tra;
đ) Kiến nghị của Đoàn kiểm tra.
2. Báo cáo kết quả kiểm tra được gửi cho người ra Quyết định kiểm tra.
3. Trong trường hợp cần thiết, người ra Quyết định kiểm tra:
a) Ban hành kết luận kiểm tra (Phụ lục 5) hoặc Công văn chỉ đạo đối tượng kiểm tra;
b) Kết luận kiểm tra hoặc Công văn chỉ đạo phải được thể hiện bằng văn bản và được gửi cho đối tượng được kiểm tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và Thanh tra Bộ.
Như vậy, theo quy định, báo cáo kết quả kiểm tra của Bộ Công Thương bao gồm những nội dung sau đây:
(1) Khái quát chung về đối tượng kiểm tra;
(2) Kết quả kiểm tra theo đề cương;
(3) Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã áp dụng (nếu có);
(4) Kiến nghị của đối tượng kiểm tra;
(5) Kiến nghị của Đoàn kiểm tra.
Báo cáo kết quả kiểm tra của Bộ Công Thương bao gồm những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Báo cáo kết quả kiểm tra của Bộ Công Thương phải được gửi cho ai?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Quy chế về xây dựng và thực hiện Kế hoạch kiểm tra của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 1412/QĐ-BCT năm 2017 quy định về kết quả kiểm tra như sau:
Kết quả kiểm tra
1. Chậm nhất là 08 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm báo cáo người ra Quyết định kiểm tra về kết quả kiểm tra. Báo cáo kết quả kiểm tra bao gồm các nội dung sau đây (Phụ lục 4):
a) Khái quát chung về đối tượng kiểm tra;
b) Kết quả kiểm tra theo đề cương;
c) Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã áp dụng (nếu có);
d) Kiến nghị của đối tượng kiểm tra;
đ) Kiến nghị của Đoàn kiểm tra.
2. Báo cáo kết quả kiểm tra được gửi cho người ra Quyết định kiểm tra.
3. Trong trường hợp cần thiết, người ra Quyết định kiểm tra:
a) Ban hành kết luận kiểm tra (Phụ lục 5) hoặc Công văn chỉ đạo đối tượng kiểm tra;
b) Kết luận kiểm tra hoặc Công văn chỉ đạo phải được thể hiện bằng văn bản và được gửi cho đối tượng được kiểm tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và Thanh tra Bộ.
Như vậy, theo quy định thì báo cáo kết quả kiểm tra của Bộ Công Thương phải được gửi cho người ra quyết định kiểm tra.
Những ai có thẩm quyền ký ban hành quyết định kiểm tra của Bộ Công Thương?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Quy chế về xây dựng và thực hiện Kế hoạch kiểm tra của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 1412/QĐ-BCT năm 2017 quy định về việc ban hành Quyết định kiểm tra như sau:
Ban hành Quyết định kiểm tra
1. Căn cứ vào Kế hoạch kiểm tra hàng năm đã được Bộ trưởng phê duyệt, Tổng cục trưởng, Cục trưởng, Chánh Thanh tra Bộ ký Quyết định kiểm tra và thành lập Đoàn kiểm tra hoặc trình Lãnh đạo Bộ ký Quyết định kiểm tra và thành lập Đoàn kiểm tra; đối với các Vụ được giao chủ trì kiểm tra trình Lãnh đạo Bộ ký Quyết định kiểm tra và thành lập Đoàn kiểm tra hoặc được Lãnh đạo Bộ giao Thừa lệnh ký Quyết định kiểm tra và thành lập Đoàn kiểm tra, kèm theo đề cương yêu cầu báo cáo và gửi cho đơn vị, tổ chức, cá nhân được kiểm tra và gửi Thanh tra Bộ một bản để theo dõi, tổng hợp.
2. Trong trường hợp phải tiến hành kiểm tra đột xuất ngoài kế hoạch đã được duyệt hàng năm, đơn vị chủ trì kiểm tra phải trình Bộ trưởng ký Quyết định kiểm tra. Quyết định kiểm tra phải gửi cho Thanh tra Bộ để theo dõi, tổng hợp.
3. Quyết định kiểm tra phải được gửi cho đối tượng được kiểm tra chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày thực hiện kiểm tra tại đơn vị.
4. Đoàn kiểm tra phải tiến hành làm việc tại đơn vị chậm nhất là 10 ngày kể từ khi ban hành Quyết định kiểm tra. Trong trường hợp kiểm tra đối với nhiều đơn vị thì thời gian kiểm tra thực hiện theo Kế hoạch tiến hành kiểm tra được phê duyệt.
...
Như vậy, theo quy định, những người có thẩm quyền ký ban hành quyết định kiểm tra của Bộ Công Thương bao gồm:
(1) Tổng cục trưởng, Cục trưởng, Chánh Thanh tra Bộ Công Thương;
(2) Lãnh đạo Bộ Công Thương;
(3) Người được lãnh đạo Bộ Công Thương giao thừa lệnh ký Quyết định kiểm tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn đề nghị cấp quyết định phát hành trò chơi điện tử G1 trên mạng mới nhất theo Nghị định 147 như thế nào?
- Lỗi chạy xe chậm 2025? Mức phạt lỗi chạy xe chậm là bao nhiêu? Bị trừ bao nhiêu điểm giấy phép lái xe?
- Chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến? Nói về một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến lớp 6? Nhiệm vụ của học sinh trung học?
- Mẫu quy trình giải quyết khiếu nại khách hàng là người tiêu dùng dành cho doanh nghiệp? Tải mẫu tại đâu?
- Thủ tục đăng ký kinh doanh dạy thêm 2025 theo loại hình hộ kinh doanh thế nào? Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm gì trong quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm?