Báo cáo kết quả kiểm toán Ngân hàng Nhà nước hằng năm sẽ có những nội dung nào và được báo cáo vào thời gian nào?
- Báo cáo kết quả kiểm toán Ngân hàng Nhà nước hằng năm sẽ có những nội dung nào và được báo cáo vào thời gian nào?
- Kiến nghị trong báo cáo kiểm toán nội bộ được phân thành loại và đó là những loại nào?
- Vụ Kiểm toán nội bộ Ngân hàng nhà nước có trách nhiệm và quyền hạn gì trong hoạt động kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước?
Báo cáo kết quả kiểm toán Ngân hàng Nhà nước hằng năm sẽ có những nội dung nào và được báo cáo vào thời gian nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 24 Thông tư 06/2020/TT-NHNN quy định như sau:
Báo cáo kiểm toán nội bộ
...
2. Báo cáo kết quả kiểm toán hằng năm: Là báo cáo kết quả theo từng nội dung kiểm toán hoặc toàn bộ hoạt động kiểm toán trong năm. Nội dung báo cáo phải nêu rõ: việc thực hiện kế hoạch kiểm toán đã được phê duyệt, trọng tâm kiểm toán trong năm; các tồn tại, sai phạm được phát hiện qua kiểm toán; kiến nghị và kết quả thực hiện kiến nghị của kiểm toán nội bộ; đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan đến các hoạt động được kiểm toán và các đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ.
Vụ Kiểm toán nội bộ có trách nhiệm báo cáo Thống đốc kết quả kiểm toán nội bộ theo quy định tại khoản này trước ngày 30 tháng 01 năm sau.
...
Như vậy báo cáo kết quả kiểm toán Ngân hàng Nhà nước hằng năm là báo cáo kết quả theo từng nội dung kiểm toán hoặc toàn bộ hoạt động kiểm toán trong năm.
Nội dung báo cáo phải nêu rõ:
- Việc thực hiện kế hoạch kiểm toán đã được phê duyệt, trọng tâm kiểm toán trong năm;
- Các tồn tại, sai phạm được phát hiện qua kiểm toán;
- Kiến nghị và kết quả thực hiện kiến nghị của kiểm toán nội bộ;
- Đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan đến các hoạt động được kiểm toán và các đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ.
Vụ Kiểm toán nội bộ có trách nhiệm báo cáo Thống đốc kết quả kiểm toán nội bộ theo quy định tại khoản này trước ngày 30 tháng 01 năm sau.
Ngân hàng nhà nước (Hình từ Internet)
Kiến nghị trong báo cáo kiểm toán nội bộ được phân thành loại và đó là những loại nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Thông tư 06/2020/TT-NHNN quy định như sau:
Kiến nghị và thực hiện kiến nghị trong hoạt động kiểm toán nội bộ
1. Kiến nghị trong báo cáo kiểm toán nội bộ được phân thành hai loại, bao gồm:
a) Kiến nghị: Là ý kiến đưa ra khi kiểm toán nội bộ phát hiện hoạt động của đơn vị có nội dung sai phạm, sai sót hoặc chưa kịp thời, đầy đủ theo quy định của pháp luật, Ngân hàng Nhà nước và của đơn vị được kiểm toán.
b) Khuyến nghị: Là ý kiến đưa ra khi kiểm toán nội bộ đánh giá, nhận định hoạt động/nghiệp vụ do đơn vị thực hiện có yếu tố rủi ro cao dẫn đến nguy cơ mất an toàn tài sản, an toàn thông tin hoặc cần phải sửa đổi, bổ sung quy trình nghiệp vụ nhằm phòng ngừa rủi ro, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động.
...
Như vậy kiến nghị trong báo cáo kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước được phân thành hai loại, bao gồm:
- Kiến nghị;
- Khuyến nghị.
Vụ Kiểm toán nội bộ Ngân hàng nhà nước có trách nhiệm và quyền hạn gì trong hoạt động kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước?
Căn cứ theo Điều 26 Thông tư 06/2020/TT-NHNN quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ Kiểm toán nội bộ
1. Nhiệm vụ:
a) Lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu trình Thống đốc phê duyệt.
b) Đánh giá về tính hợp lý, hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ và tính tuân thủ, hiệu quả hoạt động của đơn vị được kiểm toán; kiến nghị biện pháp sửa chữa, khắc phục những sai sót, xử lý các vi phạm; tư vấn các biện pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ; theo dõi, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị, khuyến nghị của kiểm toán nội bộ.
c) Phát triển, bổ sung, hoàn thiện phương pháp, cách thức thực hiện kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm toán và đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành của Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước.
d) Tư vấn cho Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước trong việc hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, quy trình đánh giá rủi ro, quản lý rủi ro trên cơ sở phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.
đ) Phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước xây dựng khung năng lực chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp kiểm soát viên ngân hàng để làm cơ sở tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng đối với người làm công tác kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ.
e) Thiết lập, duy trì cơ chế trao đổi nghiệp vụ với tổ chức Kiểm toán Nhà nước, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và các cơ quan, đơn vị kiểm toán liên quan nhằm tham vấn chuyên môn và phối hợp công tác có hiệu quả; là đơn vị đầu mối, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc xử lý những vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ.
2. Quyền hạn:
a) Được trang bị đầy đủ các nguồn lực, phương tiện và điều kiện cần thiết khác phù hợp để đáp ứng yêu cầu hoạt động kiểm toán nội bộ.
b) Được truy cập, khai thác và cung cấp đầy đủ, kịp thời tất cả các thông tin, tài liệu, hồ sơ, báo cáo cần thiết phục vụ công tác kiểm toán nội bộ; yêu cầu đơn vị được kiểm toán báo cáo, giải trình bằng văn bản các nội dung liên quan đến kiểm toán nội bộ (nếu cần thiết).
c) Được tiếp cận và phỏng vấn tất cả các công chức, viên chức, người lao động của đơn vị được kiểm toán về các vấn đề liên quan đến nội dung, phạm vi kiểm toán.
d) Được tham dự các cuộc họp của Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước theo quy chế làm việc của Ngân hàng Nhà nước để nắm bắt thông tin phục vụ công tác kiểm toán nội bộ.
đ) Được quyền giám sát, theo dõi, kiểm tra, đánh giá hoạt động sửa chữa, khắc phục, hoàn thiện của các đơn vị đối với các vấn đề mà kiểm toán nội bộ đã kiến nghị và khuyến nghị.
e) Các quyền hạn khác theo quy định của Thống đốc và pháp luật.
Như vậy vụ Kiểm toán nội bộ Ngân hàng nhà nước có trách nhiệm và quyền hạn trong hoạt động kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?