Báo cáo, hồ sơ, tài liệu kiểm toán nội bộ của Bộ Quốc phòng phải lưu trữ dưới dạng văn bản giấy hay văn bản điện tử?
Lưu trữ báo cáo, hồ sơ, tài liệu kiểm toán nội bộ Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 20 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1607/QĐ-BQP ngày 08/05/2022 quy định việc lưu trữ báo cáo, hồ sơ, tài liệu kiểm toán nội bộ Bộ Quốc phòng được thực hiện như sau:
- Hồ sơ, tài liệu trong mỗi cuộc kiểm toán phải được ghi chép thành văn bản (giấy hoặc điện tử), lưu trữ theo trình tự để các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khai thác và hiểu được các công việc, kết quả thực hiện trong báo cáo kiểm toán nội bộ.
- Các báo cáo, hồ sơ, tài liệu kiểm toán nội bộ được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định của Bộ Quốc phòng.
Như vậy, hồ sơ, tài liệu kiểm toán nội bộ Bộ Quốc phòng được lưu giữ dưới dạng văn bản giấy hoặc điện tử.
Lưu trữ báo cáo, hồ sơ, tài liệu kiểm toán nội bộ Bộ Quốc phòng
Đảm bảo và nâng cao chất lượng kiểm toán nội bộ Bộ Quốc phòng thực hiện thế nào?
Căn cứ Điều 21 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1607/QĐ-BQP ngày 08/05/2022 quy định đảm bảo và nâng cao chất lượng kiểm toán nội bộ Bộ Quốc Phòng như sau:
- Kiểm toán Bộ Quốc phòng xây dựng và duy trì chương trình đảm bảo và nâng cao chất lượng kiểm toán nội bộ.
- Chương trình đảm bảo và nâng cao chất lượng kiểm toán nội bộ được xây dựng nhằm đánh giá các vấn đề:
+ Tính tuân thủ của Kiểm toán Bộ Quốc phòng đối với các quy định và chuẩn mực kiểm toán nội bộ quy định tại Phụ lục số I ban hành kèm theo Thông tư số 08/2021/TT-BTC.
+ Tính tuân thủ của người làm công tác kiểm toán đối với các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ quy định tại Phụ lục số II ban hành kèm theo Thông tư số 08/2021/TT-BTC.
+ Hiệu quả, hiệu suất hoạt động của Kiểm toán Bộ Quốc phòng và các biện pháp để kiểm soát, nâng cao chất lượng kiểm toán nội bộ.
- Chương trình đảm bảo và nâng cao chất lượng kiểm toán nội bộ bao gồm đánh giá nội bộ và đánh giá độc lập.
+ Đánh giá nội bộ: Đánh giá lại hoạt động kiểm toán nội bộ được thực hiện sau mỗi cuộc kiểm toán và đánh giá lại hằng năm về tổng thể hoạt động kiểm toán nội bộ do Kiểm toán Bộ Quốc phòng tự thực hiện.
+ Đánh giá độc lập: Trường hợp cần thiết, Kiểm toán trưởng báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho phép thuê hoặc mời tổ chức, cá nhân có đủ năng lực, điều kiện thực hiện việc kiểm tra, đánh giá độc lập về tổng thể hoạt động kiểm toán nội bộ của Kiểm toán Bộ Quốc phòng, bảo đảm ít nhất 05 năm một lần.
- Hằng năm, Kiểm toán Bộ Quốc phòng báo cáo toàn diện về kết quả của chương trình đảm bảo và nâng cao chất lượng kiểm toán nội bộ với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Quy trình báo cáo thực hiện theo Quy chế làm việc của Bộ Quốc phòng và Quy chế làm việc của Văn phòng Bộ Quốc phòng.
Báo cáo kiểm toán nội bộ và kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?
Theo Điều 19 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1607/QĐ-BQP ngày 08/05/2022 quy định báo cáo kiểm toán nội bộ và kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán Bộ Quốc phòng như sau:
(1) Báo cáo từng cuộc kiểm toán nội bộ:
- Trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày hoàn thành cuộc kiểm toán, Trưởng đoàn kiểm toán hoặc người phụ trách cuộc kiểm toán chịu trách nhiệm lập báo cáo kiểm toán nội bộ, báo cáo Kiểm toán trưởng xem xét, trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Báo cáo từng cuộc kiểm toán nội bộ phải có chữ ký của Trưởng đoàn kiểm toán hoặc người phụ trách cuộc kiểm toán.
- Báo cáo từng cuộc kiểm toán nội bộ gồm những nội dung cơ bản sau: - Nội dung, phạm vi kiểm toán và giới hạn của cuộc kiểm toán;
+ Những đánh giá, kết luận về nội dung đã được kiểm toán và cơ sở đưa ra các ý kiến này;
+ Các yếu kém, tồn tại, các sai sót, vi phạm và kiến nghị các biện pháp sửa chữa, khắc phục sai sót và xử lý vi phạm;
+ Đề xuất các biện pháp xử lý rủi ro, hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ.
- Báo cáo từng cuộc kiểm toán nội bộ phải có ý kiến của đơn vị được kiểm toán. Trường hợp đơn vị được kiểm toán không thống nhất với kết quả kiểm toán nội bộ, báo cáo kiểm toán nội bộ phải nêu rõ ý kiến của đơn vị và lý do.
- Báo cáo từng cuộc kiểm toán nội bộ được gửi đến Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Sau khi Bộ trưởng có ý kiến chỉ đạo, báo cáo kiểm toán nội bộ được gửi đến đơn vị được kiểm toán và các cơ quan có liên quan.
(2) Báo cáo kiểm toán nội bộ hằng năm:
- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, Kiểm toán trưởng phải gửi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng báo cáo kiểm toán nội bộ hằng năm.
- Báo cáo kiểm toán nội bộ hằng năm gồm các nội dung cơ bản sau:
+ Mục tiêu kế hoạch kiểm toán nội bộ đề ra, công việc kiểm toán đã được thực hiện;
+ Tồn tại, sai phạm lớn được phát hiện, biện pháp mà Kiểm toán Bộ Quốc phòng kiến nghị;
+ Đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan đến hoạt động được kiểm toán và đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ;
+ Tình hình thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán Bộ Quốc phòng.
- Báo cáo kiểm toán nội bộ hằng năm phải có chữ ký của Kiểm toán trưởng,
(3) Báo cáo bất thường:
- Khi phát hiện các sai phạm nghiêm trọng hoặc nhận thấy có nguy cơ rủi ro cao có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động của đơn vị, Kiểm toán trưởng phải báo cáo ngay với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
- Báo cáo bất thường gồm các nội dung cơ bản sau: - Những vấn đề rủi ro mà Kiểm toán Bộ Quốc phòng quan tâm, chú ý:
- Bộc lộ, phát sinh sự yếu kém trong hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị:
+ Những phát hiện nghiêm trọng cần có sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng để xử lý, khắc phục;
+ Báo cáo bất thường trình bày các vấn đề phát sinh hoặc phát hiện cùng với những kiến nghị xử lý.
(4) Kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị kiểm toán:
- Kiểm tra, đánh giá thời gian, kết quả những công việc mà đơn vị được kiểm toán đã thực hiện theo kiến nghị của Kiểm toán Bộ Quốc phòng đã được phê duyệt.
- Báo cáo kết quả kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán được gửi lên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
(5) Quy trình gửi báo cáo kiểm toán nội bộ lên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện theo Quy chế làm việc của Bộ Quốc phòng và Quy chế làm việc của Văn phòng Bộ Quốc phòng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là gì? Thời gian không được tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự?
- Các quy định về đấu nối hệ thống thoát nước phải được thông báo cho ai? Yêu cầu đấu nối hệ thống thoát nước là gì?
- Công văn 31 về thực hiện Nghị định 178 năm 2024 giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách khi sắp xếp bộ máy?
- Chạy xe quá tải phạt bao nhiêu 2025? Thời hạn có hiệu lực của giấy phép lưu hành xe quá tải trọng?
- Mẫu Quyết định thành lập Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ là mẫu nào? Tải mẫu? Đại hội Đảng bộ được xem là hợp lệ khi nào?