Báo cáo đột xuất ngành Nội vụ được ban hành để làm gì? Việc ban hành chế độ báo cáo đột xuất ngành Nội vụ phải đáp ứng yêu cầu nào?
Báo cáo đột xuất ngành Nội vụ được ban hành để làm gì?
Báo cáo đột xuất ngành Nội vụ được ban hành để làm gì, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 7/2021/TT-BNV như sau:
Các chế độ báo cáo công tác ngành Nội vụ
1. Báo cáo định kỳ ngành Nội vụ được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin tổng hợp, toàn diện để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và thực hiện chức năng quản lý nhà nước của Bộ, ngành Nội vụ được thực hiện theo một chu kỳ xác định và lặp lại nhiều lần.
2. Báo cáo chuyên đề ngành Nội vụ được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin có tính chuyên sâu về một chủ đề thuộc lĩnh vực Nội vụ để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và thực hiện chức năng quản lý nhà nước của Bộ, ngành Nội vụ và phải thực hiện một hoặc nhiều lần trong khoảng thời gian nhất định.
3. Báo cáo đột xuất ngành Nội vụ được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin về vấn đề phát sinh đột xuất trong lĩnh vực Nội vụ.
Như vậy, theo quy định trên thì báo cáo đột xuất ngành Nội vụ được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin về vấn đề phát sinh đột xuất trong lĩnh vực Nội vụ.
Báo cáo đột xuất ngành Nội vụ (Hình từ Internet)
Việc ban hành chế độ báo cáo đột xuất ngành Nội vụ phải đáp ứng yêu cầu nào?
Việc ban hành chế độ báo cáo đột xuất ngành Nội vụ phải đáp ứng yêu cầu được quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 7/2021/TT-BNV như sau:
Yêu cầu đối với chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất, báo cáo chuyên đề và các báo cáo khác được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực Nội vụ
1. Yêu cầu đối với việc ban hành chế độ báo cáo định kỳ ngành Nội vụ
a) Chế độ báo cáo định kỳ ngành Nội vụ phải được ban hành tại văn bản quy phạm pháp luật của cấp có thẩm quyền;
b) Chế độ báo cáo định kỳ được ban hành phải bao gồm các thành phần nội dung quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 09/2019/NĐ-CP.
2. Yêu cầu đối với việc ban hành chế độ báo cáo chuyên đề ngành Nội vụ
a) Chế độ báo cáo chuyên đề ngành Nội vụ được ban hành tại văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính của cấp có thẩm quyền;
b) Chế độ báo cáo chuyên đề phải bao gồm các thành phần nội dung quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định số 09/2019/NĐ-CP.
3. Yêu cầu đối với việc ban hành chế độ báo cáo đột xuất ngành Nội vụ
a) Chế độ báo cáo đột xuất ngành Nội vụ được ban hành tại văn bản hành chính của cấp có thẩm quyền;
b) Chế độ báo cáo đột xuất phải bao gồm các thành phần nội dung quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 09/2019/NĐ-CP.
Như vậy, theo quy định trên thì việc ban hành chế độ báo cáo đột xuất ngành Nội vụ phải đáp ứng yêu cầu sau:
- Chế độ báo cáo đột xuất ngành Nội vụ được ban hành tại văn bản hành chính của cấp có thẩm quyền;
- Chế độ báo cáo đột xuất phải bao gồm các thành phần nội dung quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 09/2019/NĐ-CP.
Ai có thẩm quyền ban hành chế độ báo cáo đột xuất ngành Nội vụ?
Thẩm quyền ban hành chế độ báo cáo độ xuất ngành Nội vụ được quy định tại Điều 7 Thông tư 7/2021/TT-BNV như sau:
Thẩm quyền ban hành chế độ báo cáo công tác ngành Nội vụ
1. Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chế độ báo cáo định kỳ, chuyên đề, đột xuất thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ để yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện trong phạm vi cả nước.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành chế độ báo cáo định kỳ, chuyên đề, đột xuất về lĩnh vực công tác ngành Nội vụ để yêu cầu các cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới và tổ chức, cá nhân có liên quan trong phạm vi quản lý của tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện.
Như vậy, theo quy định trên thì Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chế độ báo cáo đột xuất thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ để yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện trong phạm vi cả nước.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành chế độ báo cáo đột xuất về lĩnh vực công tác ngành Nội vụ để yêu cầu các cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới và tổ chức, cá nhân có liên quan trong phạm vi quản lý của tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?