Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư công trình thuỷ lợi là gì? Báo cáo phải đạt được những yêu cầu chủ yếu nào?
Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư công trình thuỷ lợi là gì?
Theo tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12845:2020 thì báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư công trình thuỷ lợi là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi và tính hiệu quả của chương trình đầu tư công, dự án nhóm B, nhóm C làm cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư công trình thuỷ lợi phải đạt được những yêu cầu chủ yếu nào?
Căn cứ tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12845:2020, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư công trình thuỷ lợi phải đạt được những yêu cầu chủ yếu sau:
- Sự cần thiết đầu tư, các điều kiện để thực hiện đầu tư, đánh giá về sự phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đầu tư.
- Mục tiêu, quy mô, địa điểm và phạm vi đầu tư.
- Dự kiến tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và việc huy động các nguồn vốn, nguồn lực khác để thực hiện dự án.
- Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện đầu tư phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng huy động các nguồn lực theo thứ tự ưu tiên hợp lý bảo đảm đầu tư tập trung, có hiệu quả.
- Xác định sơ bộ chi phí liên quan trong quá trình thực hiện và chi phí vận hành dự án sau khi hoàn thành.
- Phân tích, đánh giá sơ bộ tác động về môi trường, xã hội; xác định sơ bộ hiệu quả đầu tư về kinh tế - xã hội.
- Phân chia các dự án thành phần (nếu có).
- Các giải pháp tổ chức thực hiện.
Công trình thuỷ lợi (Hình từ Internet)
Nội dung báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư công trình thuỷ lợi gồm những gì?
Theo tiết 4.3.2 tiểu mục 4.3 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12845:2020, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư công trình thuỷ lợi gồm những nội dung sau:
(1) Tổng quát
Mở đầu
- Cấp quyết định đầu tư.
- Đơn vị lập báo cáo.
- Thời gian lập và quá trình nghiên cứu.
Những căn cứ để lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư.
Giới thiệu chung về dự án
- Bản đồ Việt Nam trong đó ghi chú vị trí vùng dự án.
- Tóm tắt những dự kiến về dự án nêu trong quy hoạch.
- Tóm tắt dự án, tổng hợp chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật phương án dự kiến chọn:
+ Tên dự án.
+ Địa điểm xây dựng.
+ Mục tiêu của dự án.
+ Nhiệm vụ của dự án;
+ Quy mô dự án (đối với dự án sửa chữa, nâng cấp phải lập bảng so sánh các thông số trước và sau khi có dự án);
+ Cấp công trình và các chỉ tiêu thiết kế cơ bản;
+ Các hạng mục công trình;
+ Vốn đầu tư xây dựng;
+ Diện tích sử dụng đất;
+ Các chỉ tiêu kinh tế.
Các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng và tham khảo.
(2) Sự cần thiết phải đầu tư, các điều kiện thuận lợi và khó khăn
Điều kiện tự nhiên, xã hội
- Vị trí địa lý, điều kiện địa hình, địa mạo;
- Địa chất công trình, địa chấn và địa chất thủy văn;
- Khí tượng, thủy văn công trình, sông ngòi;
- Tài nguyên thiên nhiên;
- Tình hình dân sinh kinh tế - xã hội.
Hiện trạng thủy lợi vùng dự án
- Sơ bộ về nhiệm vụ, quy mô, năng lực thiết kế, quá trình vận hành của các công trình thủy lợi trong vùng dự án; quá trình đầu tư, nâng cấp và hiệu quả của các đầu tư đó; các kế hoạch, quy hoạch dự kiến đầu tư;
- Đánh giá sơ bộ hiện trạng của các công trình trong vùng dự án.
Các lĩnh vực khác có liên quan đến dự án.
Sự cần thiết phải đầu tư, các điều kiện thuận lợi và khó khăn.
- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong vùng dự án và vùng hưởng lợi;
- Kết luận về sự cần thiết phải đầu tư:
+ Sự cần thiết đối với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
+ Nhu cầu về thị trường đối với sản phẩm của dự án;
+ Sự cần thiết đối với an ninh quốc phòng (nếu có);
+ Các mặt khác (nếu có).
- Các điều kiện thuận lợi, khó khăn.
(3) Phương án tính toán cân bằng nước (đối với các dự án có đủ điều kiện tính toán cân bằng nước theo quy định)
Phân tích sơ bộ các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nước
Phân tích sơ bộ các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nước: khí hậu, khí tượng, thủy văn, thủy lực, triều, mặn, bùn cát, chất lượng nước, biện pháp công trình liên quan đến việc xác định nguồn nước.
Kết quả tính toán sơ bộ cân bằng nước
- Cân đối giữa nhu cầu dùng nước với khả năng nguồn nước, kết hợp các yêu cầu phát điện và các yêu cầu khác để phân tích, lựa chọn phương án hợp lý về sử dụng tổng hợp nguồn nước trên cơ sở đáp ứng các mục tiêu, nhiệm vụ của dự án; lập bảng tổng hợp nhu cầu nước.
- Trường hợp kết quả của sự lựa chọn này khác với quy hoạch phát triển thủy lợi, cần có sự phân tích, biện luận.
Kết quả tính toán sơ bộ thủy năng
Phân tích sơ bộ dự kiến các phương án về khả năng phát điện của dự án (nếu có).
Các yêu cầu về phòng lũ: Đề xuất các biện pháp phòng, chống và bảo đảm an toàn chống lũ (nếu có).
Các yêu cầu về tiêu thoát nước: Đánh giá khả năng tiêu thoát lũ ở hạ du đảm bảo an toàn công trình.
(4) Các phương án về giải pháp xây dựng, vị trí xây dựng và quy mô công trình
Giải pháp xây dựng và biện pháp công trình:
- Phân tích lựa chọn sơ bộ giải pháp xây dựng, biện pháp, loại công trình để đạt các yêu cầu về mục tiêu, nhiệm vụ của dự án đã đề ra;
- Trong trường hợp giải pháp xây dựng, biện pháp công trình đề xuất khác với kết luận của quy hoạch thì phải trình bày các luận chứng về kinh tế - kỹ thuật.
Vị trí xây dựng
- Công trình đầu mối: Đề xuất các phương án về vùng tuyến, phân tích sơ bộ và lựa chọn vùng tuyến bố trí công trình đầu mối;
- Các công trình chính: Đề xuất và phân tích sơ bộ, lựa chọn vùng tuyến bố trí các công trình chính thuộc công trình đầu mối và đường dẫn chính;
- Đường dẫn chính: Đề xuất các phương án về vùng tuyến, phân tích sơ bộ và lựa chọn vùng tuyến bố trí đường dẫn chính.
Quy mô công trình
Nghiên cứu sơ bộ các phương án và phân tích để lựa chọn quy mô cho các công trình chính của công trình đầu mối và đường dẫn chính, dự kiến sơ bộ các biện pháp chính để khai thác tổng hợp công trình.
(5) Giải pháp kỹ thuật và công nghệ
Phân tích và lựa chọn sơ bộ phương án kỹ thuật, công nghệ
- Công trình chính:
+ Kết cấu công trình: Các phương án nghiên cứu và đề xuất lựa chọn sơ bộ phương án kết cấu cho các công trình chính của đầu mối và đường dẫn chính.
+ Đề xuất sơ bộ biện pháp gia cố nền móng (nếu có).
- Các công trình thứ yếu: Tổng số, loại hình và khối lượng tổng hợp các công trình thứ yếu (được phép sử dụng hoặc tham khảo các dự án tương tự).
- Công nghệ và thiết bị:
+ Phân tích sơ bộ các phương án và đề xuất lựa chọn phương án sơ đồ nối điện của dự án với hệ thống điện quốc gia, khu vực; sơ đồ bố trí chung của hệ thống thiết bị cơ, điện của dự án;
+ Dự kiến công nghệ, công năng sử dụng, loại thiết bị cơ, điện chính và công suất của chúng.
Điều kiện cung cấp nguyên vật liệu, năng lượng và dịch vụ hạ tầng: Phân tích sơ bộ các điều kiện và lựa chọn biện pháp về cung cấp vật tư, thiết bị, nguyên liệu, vật liệu chủ yếu; về cung cấp năng lượng; về cung cấp dịch vụ và hạ tầng cho việc xây dựng cũng như quá trình quản lý khai thác dự án.
Phân tích và lựa chọn sơ bộ các phương án xây dựng
- Biện pháp xây dựng công trình chính: Đề xuất sơ bộ biện pháp xây dựng đối với công trình đầu mối và đường dẫn chính.
- Tổ chức xây dựng: Đề xuất sơ bộ tổng mặt bằng xây dựng, tổng tiến độ thực hiện dự án;
- Sơ đồ khai thác vận hành công trình: Dự kiến sơ đồ khai thác, vận hành công trình.
(6) Nhu cầu sử dụng đất, phương án giải phóng mặt bằng, đền bù, di dân tái định cư; rà phá bom mìn, vật nổ (nếu có)
Nhu cầu diện tích chiếm đất
- Dự kiến sơ bộ được nhu cầu hợp lý về diện tích chiếm đất lâu dài để xây dựng dự án trên cơ sở giảm tối đa việc sử dụng đất và những ảnh hưởng về môi trường, xã hội và tái định cư;
- Dự kiến sơ bộ được nhu cầu hợp lý về diện tích đất sử dụng tạm thời trong thời gian xây dựng công trình bao gồm: Mặt bằng công trường, đường thi công, các bãi vật liệu xây dựng và các hạng mục khác.
Nhu cầu giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư
- Đánh giá sơ bộ về tổn thất ruộng đất, nhà cửa, các công trình, cơ sở hạ tầng, các danh lam thắng cảnh, các di tích văn hóa lịch sử, các khoáng sản, tài nguyên khác ở khu vực công trình;
- Thống kê sơ bộ số dân phải di chuyển, tái định cư.
Cơ chế, chính sách cho việc đền bù, giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư
- Phân tích, lựa chọn sơ bộ cơ chế chính sách áp dụng cho việc đền bù, giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư;
- Nghiên cứu, đề xuất sơ bộ các biện pháp tôn tạo, bảo vệ hoặc giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến các danh lam thắng cảnh, các di tích văn hóa lịch sử.
Phương án đền bù, giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư
- Nghiên cứu đề xuất phương án sơ bộ để giải phóng mặt bằng, đền bù, di dân tái định cư;
- Xác định sơ bộ loại, khối lượng và chi phí cho những công việc phải thực hiện.
Rà phá bom mìn, vật nổ (nếu có).
Vấn đề an ninh, quốc phòng và phòng chống cháy, nổ
- Đề xuất sơ bộ hướng xử lý các vấn đề liên quan đến an ninh, quốc phòng của dự án;
- Công tác phòng chống cháy, nổ trong dự án.
(7) Sơ bộ đánh giá về tác động môi trường của dự án.
(8) Tổ chức quản lý thực hiện và vận hành
- Đề xuất sơ bộ tổ chức bộ máy quản lý thực hiện và vận hành dự án;
- Đề xuất sơ bộ nhu cầu nhân lực, đào tạo, trang thiết bị cho việc quản lý thực hiện dự án.
(9) Khối lượng công tác chính và vốn đầu tư của dự án
Khối lượng công tác chính: Tính toán sơ bộ khối lượng các công tác chính theo hạng mục công trình và tổng hợp cho toàn dự án.
Sơ bộ tổng mức đầu tư
- Tính toán sơ bộ tổng mức đầu tư cho dự án, các chi phí cấu thành tổng mức đầu tư được lập theo quy định;
- Đối với các dự án ODA, cơ cấu tổng mức đầu tư ngoài việc tuân thủ theo các quy định của Việt Nam còn phải theo các quy định được thỏa thuận trong hiệp định vay vốn.
Phương án huy động vốn
- Tổng hợp vốn đầu tư của dự án theo cơ cấu vốn quy định hiện hành;
- Dự kiến các ngành hưởng lợi của dự án;
- Phương án sơ bộ phân bổ vốn đầu tư cho các ngành hưởng lợi;
- Dự kiến và lựa chọn phương án huy động nguồn vốn đầu tư cho dự án. Đối với các dự án ODA cần nguồn vốn vay và nguồn vốn đối ứng.
Cơ chế dòng vốn, tổng tiến độ đầu tư và phân kỳ đầu tư
- Sơ bộ về dòng vốn, thể hiện nguồn, cấp có trách nhiệm, cơ chế báo cáo, phê duyệt, giải ngân, thanh quyết toán;
- Tổng tiến độ đầu tư (lưu ý thời gian dành cho công tác đấu thầu tư vấn và đấu thầu xây lắp).
- Dự kiến phương án phân kỳ đầu tư.
- Đối với dự án có yêu cầu thu hồi vốn đầu tư cần xác định khả năng hoàn vốn và phương án trả nợ. Đối với dự án có sử dụng vốn vay thì cần xác định khả năng và thời hạn chi trả lãi vay.
(10) Hiệu quả kinh tế
Phân tích sơ bộ các chỉ tiêu kinh tế sau:
- Chi phí của dự án (C).
- Lợi ích của dự án (B).
- Tính toán sơ bộ các chỉ tiêu B/C, giá trị thu nhập ròng (NPV) và hệ số nội hoàn (EIRR).
- Những hiệu quả kinh tế - xã hội khác (nếu có).
- Kết luận về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.
(11) Kết luận và kiến nghị
- Kết luận về sự cần thiết phải đầu tư, tính khả thi và hiệu quả kinh tế của dự án.
- Những tồn tại và các vấn đề cần đề xuất nghiên cứu trong giai đoạn sau.
- Đề xuất các bước thực hiện và đề nghị về việc phân giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện công việc tiếp theo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân là gì? Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu?
- Tổ chức chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất theo phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ gồm những gì?
- Nội dung kiểm tra hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất gồm những gì?