Báo cáo công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được thực hiện như thế nào?
Chỉ tiêu thống kê về môi trường như thế nào?
Theo quy định tại Điều 117 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về chỉ tiêu thống kê về môi trường cụ thể như sau:
(1) Chỉ tiêu thống kê về môi trường là một bộ phận của hệ thống chỉ tiêu thống kê Việt Nam, nhằm đo lường, đánh giá hoạt động bảo vệ môi trường để hướng tới phát triển bền vững, phù hợp với hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.
(2) Chỉ tiêu thống kê về môi trường bao gồm chỉ tiêu thống kê môi trường quốc gia và chỉ tiêu thống kê môi trường của ngành tài nguyên và môi trường, được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về thống kê.
(3) Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức công tác thống kê chỉ tiêu môi trường thuộc ngành, lĩnh vực, địa bàn quản lý; hằng năm báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường các chỉ tiêu thống kê về môi trường.
(4) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác thống kê về môi trường; ban hành bộ chỉ tiêu thống kê về môi trường của ngành tài nguyên và môi trường.
Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường như thế nào?
Tại Điều 118 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về báo cáo công tác bảo vệ môi trường cụ thể như sau:
(1) Hằng năm, việc báo cáo công tác bảo vệ môi trường của năm trước đó được thực hiện theo quy định sau đây:
- Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo Hội đồng nhân dân cung cấp và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 31 tháng 01;
- Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 31 tháng 01;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15 tháng 02;
- Bộ, cơ quan ngang Bộ gửi báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường của Bộ, cơ quan ngang Bộ đến Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15 tháng 02;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng báo cáo về công tác bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội tại kỳ họp đầu tiên trong năm của Quốc hội.
(2) Nội dung chính của báo cáo công tác bảo vệ môi trường bao gồm:
- Hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường đất, nước, không khí; di sản thiên nhiên và đa dạng sinh học;
- Bối cảnh chung kinh tế - xã hội và các tác động đến môi trường;
- Kết quả hoạt động bảo vệ môi trường gồm kiểm soát nguồn ô nhiễm; quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại; quản lý chất lượng môi trường đất, nước, không khí; xử lý ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên, đa dạng sinh học;
- Hệ thống quan trắc và cảnh báo về môi trường;
- Xây dựng chính sách, pháp luật, giải quyết thủ tục hành chính, giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo về môi trường;
- Điều kiện và nguồn lực về bảo vệ môi trường;
- Kết quả thực hiện các chỉ tiêu thống kê về môi trường;
- Đánh giá chung;
- Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp bảo vệ môi trường thời gian tới.
(3) Kỳ báo cáo công tác bảo vệ môi trường tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo.
(4) Báo cáo công tác bảo vệ môi trường được gửi bằng bản giấy hoặc bản điện tử theo quy định của pháp luật.
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 119 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về báo cáo công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cụ thể như sau:
(1) Chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm lập và gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
(2) Báo cáo công tác bảo vệ môi trường bao gồm:
- Báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ hằng năm. Kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo;
- Báo cáo công tác bảo vệ môi trường đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(3) Nội dung chính của báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ bao gồm:
- Kết quả hoạt động của các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đối với chất thải;
- Kết quả khắc phục các yêu cầu về bảo vệ môi trường của cơ quan thanh tra, kiểm tra và cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có);
- Kết quả quan trắc và giám sát môi trường định kỳ, quan trắc tự động, liên tục;
- Công tác quản lý chất thải rắn, quản lý chất thải nguy hại;
- Công tác quản lý phế liệu nhập khẩu (nếu có);
- Hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường (nếu có);
- Các kết quả, hoạt động, biện pháp bảo vệ môi trường khác.
(4) Báo cáo công tác bảo vệ môi trường được gửi bằng bản giấy hoặc bản điện tử theo quy định của pháp luật.
Như vậy, đối với câu hỏi của bạn, việc báo cáo công tác bảo vệ môi trường bao gồm báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ hằng năm và báo cáo công tác bảo vệ môi trường đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vạch xương cá là gì? Vạch xương cá trên đường để làm gì? Đi theo vạch xương cá như thế nào để không bị phạm luật?
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?