Bảng quảng cáo ngoài trời dọc tuyến quốc lộ hiện hữu có kích thước không phù hợp với quy định của Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 17:2018/BXD thì xử lý như thế nào?
- Hiện nay, bảng quảng cáo ngoài trời dọc các tuyến quốc lộ được phép lắp đặt với kích thước tối đa là bao nhiêu?
- Bảng quảng cáo ngoài trời hiện hữu có kích thước không phù hợp với quy định của Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 17:2018/BXD thì xử lý như thế nào?
- Bảng quảng cáo ngoài trời dọc tuyến đường quốc lộ thì có phải xin giấy phép xây dựng hay không?
Hiện nay, bảng quảng cáo ngoài trời dọc các tuyến quốc lộ được phép lắp đặt với kích thước tối đa là bao nhiêu?
Theo quy định tại mục 2.2.1.2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời ban hành kèm theo Thông tư 04/2018/TT-BXD (gọi tắt là QCVN 17:2018/BXD) quy định về khoảng cách và kích thước như sau:
2.2.1.2 Bảng quảng cáo, hộp đèn đứng độc lập xây dựng, lắp đặt dọc các tuyến đường ngoài đô thị phải tuân theo các quy định trong Bảng 1.
Theo đó, bảng quảng cáo ngoài trời dọc các tuyến quốc lộ thì được lắp đặt diện tích tối đa một mặt là 200m2.
Đồng thời còn phải tuân thủ các điều kiện về chiều cao và khoảng cách theo quy định nêu trên.
Bảng quảng cáo ngoài trời dọc tuyến quốc lộ hiện hữu có kích thước không phù hợp với quy định của Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 17:2018/BXD thì xử lý như thế nào?
Bảng quảng cáo ngoài trời hiện hữu có kích thước không phù hợp với quy định của Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 17:2018/BXD thì xử lý như thế nào?
Theo quy định tại tiểu mục 3.2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời ban hành kèm theo Thông tư 04/2018/TT-BXD (gọi tắt là QCVN 17:2018/BXD) như sau:
"3.2 Điều kiện chuyển tiếp
3.2.1 Phương tiện quảng cáo ngoài trời đã được cơ quan có thẩm quyền về xây dựng và quy hoạch quảng cáo chấp thuận nhưng chưa xây dựng, lắp đặt không phù hợp với quy định trong Quy chuẩn này phải điều chỉnh lại cho phù hợp mới được xây dựng, lắp đặt.
3.2.2 Phương tiện quảng cáo ngoài trời hiện hữu có vị trí, kích thước, kiểu dáng không phù hợp với quy định của Quy chuẩn này, chỉ được tồn tại hết thời hạn ghi trong giấy phép quảng cáo.
3.2.3 Trường hợp phương tiện quảng cáo ngoài trời không đáp ứng các quy định tại mục 2.1.2, 2.1.3, 2.1.4 và 2.1.5 của Quy chuẩn này thì chậm nhất 06 tháng kể từ ngày Quy chuẩn này có hiệu lực phải hoàn thành gia cố, sửa chữa lại cho phù hợp."
Theo đó, bảng quảng cáo ngoài trời hiện hữu có kích thước không phù hợp với quy định của Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 17:2018/BXD thì chỉ được tồn tại hết thời hạn ghi trong giấy phép quảng cáo.
Bảng quảng cáo ngoài trời dọc tuyến đường quốc lộ thì có phải xin giấy phép xây dựng hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 31 Luật Quảng cáo 2012 quy định về cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo như sau:
"2. Việc xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời, biển hiệu, bảng quảng cáo độc lập hoặc gắn vào công trình xây dựng có sẵn phải xin giấy phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương trong những trường hợp sau đây:
a) Xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời có diện tích một mặt từ 20 mét vuông (m2) trở lên;
b) Xây dựng biển hiệu, bảng quảng cáo có diện tích một mặt trên 20 mét vuông (m2) kết cấu khung kim loại hoặc vật liệu xây dựng tương tự gắn vào công trình xây dựng có sẵn;
c) Bảng quảng cáo đứng độc lập có diện tích một mặt từ 40 mét vuông (m2) trở lên.
3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo gồm có:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo;
b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo;
c) Bản sao có chứng thực một trong những loại giấy tờ sau: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; văn bản thoả thuận hoặc hợp đồng thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với công trình quảng cáo đứng độc lập; hợp đồng thuê địa điểm giữa chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo với chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng hợp pháp đối với công trình quảng cáo gắn với công trình xây dựng có sẵn hoặc văn bản thông báo kết quả trúng thầu đối với trường hợp địa điểm quảng cáo trong quy hoạch phải tổ chức đấu thầu;
d) Trường hợp công trình quảng cáo gắn với công trình đã có trước phải có văn bản thoả thuận hoặc hợp đồng của chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo với chủ sở hữu hoặc người được giao quyền quản lý công trình đã có trước;
đ) Bản vẽ thiết kế của tổ chức thiết kế hợp pháp thể hiện được vị trí mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng điển hình; mặt bằng móng của công trình có chữ ký và đóng dấu của chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo. Trường hợp công trình quảng cáo gắn vào công trình đã có trước thì bản vẽ thiết kế phải thể hiện được giải pháp liên kết công trình quảng cáo vào công trình đã có trước.
4. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo được thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương;
b) Trường hợp địa điểm quảng cáo nằm trong quy hoạch quảng cáo đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không cấp giấy phép, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Trường hợp địa phương chưa phê duyệt quy hoạch quảng cáo, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương gửi văn bản xin ý kiến các sở, ban, ngành liên quan. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương, các sở, ban, ngành nêu trên phải có ý kiến trả lời bằng văn bản gửi cho cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương. Trong thời hạn 13 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến của các sở, ban, ngành nêu trên, cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương phải cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không cấp giấy phép, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do."
Theo đó, đặt bảng quảng cáo ngoài trời dọc tuyến đường quốc lộ bắt buộc phải xin giấy phép xây dựng, hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo;
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo;
- Bản sao có chứng thực một trong những loại giấy tờ sau: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; văn bản thoả thuận hoặc hợp đồng thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với công trình quảng cáo đứng độc lập; hợp đồng thuê địa điểm giữa chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo với chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng hợp pháp đối với công trình quảng cáo gắn với công trình xây dựng có sẵn hoặc văn bản thông báo kết quả trúng thầu đối với trường hợp địa điểm quảng cáo trong quy hoạch phải tổ chức đấu thầu;
- Bản vẽ thiết kế của tổ chức thiết kế hợp pháp thể hiện được vị trí mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng điển hình; mặt bằng móng của công trình có chữ ký và đóng dấu của chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo. Trường hợp công trình quảng cáo gắn vào công trình đã có trước thì bản vẽ thiết kế phải thể hiện được giải pháp liên kết công trình quảng cáo vào công trình đã có trước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lập thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được thực hiện với công trình nào theo quy định?
- Hóa đơn điện tử bị sai nội dung hàng hóa chưa gửi cho người mua thì xử lý như thế nào? Các bên sử dụng thông tin hóa đơn điện tử?
- Đi tù về có được vay vốn ngân hàng theo Quyết định 22 hay không? Thời hạn cho vay là bao nhiêu lâu?
- Cách viết đơn xin giao đất mới nhất theo Nghị định 102? Diện tích đất tính tiền sử dụng đất được quy định thế nào?
- Mẫu Báo cáo định kỳ hằng năm của DN sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mới nhất theo quy định hiện nay?