Bảng lương Điều tra viên cao cấp Viện Kiểm sát nhân dân tối cao? Mức lương thấp nhất là bao nhiêu?
Điều tra viên cao cấp Viện Kiểm sát nhân dân tối cao được áp dụng hệ số lương công chức loại nào?
Bảng lương Điều tra viên cao cấp Viện Kiểm sát nhân dân tối cao được áp dụng theo Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát ban hành kèm theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11, cụ thể như sau:
Ghi chú:
1. Đối tượng áp dụng bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành toà án, ngành kiểm sát như sau:
- Loại A3 gồm: Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thẩm tra viên cao cấp: Kiểm sát viên Viện KSNDTC, Kiếm tra viên cao cấp, điều tra viên cao cấp
- Loại A2 gồm: Thầm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh, Thẩm tra viên chính: Kiểm sát viên Viện KSND cấp tỉnh, kiểm tra viên chính, điều tra viên trung cấp.
- Loại A1 gồm: Thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện, Thẩm tra viên, Thư ký Toà án: Kiểm sát viên Viện KSND cấp huyện, kiểm tra viên, điều tra viên sơ cấp.
...
Căn cứ theo quy định nêu trên thì Điều tra viên cao cấp Viện Kiểm sát nhân dân tối cao được áp dụng hệ số lương công chức loại A3.
Bảng lương Điều tra viên cao cấp Viện Kiểm sát nhân dân tối cao? Mức lương thấp nhất là bao nhiêu?
Hiện nay, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP.
Do đo, Bảng lương Bảng lương Điều tra viên cao cấp Viện Kiểm sát nhân dân tối cao được quy định như sau:
Bậc lương | Hệ số | Mức lương (Đơn vị: Đồng) |
Bậc 1 | 6,20 | 11.160.000 |
Bậc 2 | 6, 56 | 11.808.000 |
Bậc 3 | 6,92 | 12.456.000 |
Bậc 4 | 7,28 | 13.104.000 |
Bậc 5 | 7,64 | 13.752.000 |
Bậc 6 | 8,00 | 14.400.000 |
Căn cứ bảng lương nêu trên, mức lương thấp nhất của Điều tra viên cao cấp Viện Kiểm sát nhân dân tối cao là 11.160.000 đồng/tháng và mức lương cao nhất là 14.400.000 đồng/tháng.
Bảng lương Điều tra viên cao cấp Viện Kiểm sát nhân dân tối cao? Mức lương thấp nhất là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Điều tra viên cao cấp Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có quyền hạn và trách nhiệm như thế nào?
Điều tra viên cao cấp Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có nhiệm vụ, quyền hạn được căn cứ theo Điều 53 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên
1. Điều tra viên được tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh và các hoạt động Điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan Điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra.
2. Điều tra viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự khi được phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và Điều tra vụ án hình sự.
3. Điều tra viên có trách nhiệm sau đây:
a) Áp dụng các biện pháp theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và pháp luật khác có liên quan để Điều tra, xác định sự thật vụ án một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ;
b) Tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra;
c) Từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong các trường hợp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định;
d) Chấp hành quy định của pháp luật về những việc cán bộ, công chức hoặc cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân không được làm.
4. Điều tra viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra về hành vi, quyết định của mình.
Theo quy định nêu trên thì Điều tra viên cao cấp Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm sau đây:
- Điều tra viên được tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh và các hoạt động Điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan Điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra.
- Điều tra viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự khi được phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và Điều tra vụ án hình sự.
- Điều tra viên có trách nhiệm sau đây:
+ Áp dụng các biện pháp theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và pháp luật khác có liên quan để Điều tra, xác định sự thật vụ án một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ;
+ Tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra;
+ Từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong các trường hợp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định;
+ Chấp hành quy định của pháp luật về những việc cán bộ, công chức hoặc cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân không được làm.
- Điều tra viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra về hành vi, quyết định của mình.
Bên cạnh đó, Điều tra viên cao cấp Viện Kiểm sát nhân dân tối cao không được làm những việc được căn cứ theo Điều 53 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 như sau:
- Những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức hoặc cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân không được làm.
- Tư vấn cho người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án, vụ việc không đúng quy định của pháp luật.
- Can thiệp vào việc giải quyết vụ án, vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án, vụ việc.
- Đưa hồ sơ, tài liệu vụ án, vụ việc ra khỏi cơ quan nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.
- Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án, vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết ngoài nơi quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thể lệ cuộc thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 thế nào?
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?