Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có được gia hạn hiệu lực hay không? Điều kiện để sáng chế được bảo hộ dưới hình thức Bằng độc quyền giải pháp hữu ích là gì?
- Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có được gia hạn hiệu lực hay không?
- Yêu cầu duy trì hiệu lực cho bằng độc quyền giải pháp hữu ích phải được nộp trong thời hạn bao lâu trước khi văn bằng hết hiệu lực?
- Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích khi đáp ứng được những điều kiện nào?
Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có được gia hạn hiệu lực hay không?
Hiệu lực của văn bằng bảo hộ được quy định tại Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 như sau:
Hiệu lực của văn bằng bảo hộ
1. Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
2. Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn.
3. Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn.
4. Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm.
...
Bên cạnh đó, tại Điều 94 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bởi điểm d khoản 82 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022, điểm e khoản 82 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022)
Duy trì, gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ
1. Để duy trì hiệu lực Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lphí, lệ phí để duy trì hiệu lực.
2. Để gia hạn hiệu lực Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chủ văn bằng bảo hộ phải nộp phí, lệ phí để duy trì hiệu lực.
3. Mức phí, lệ phí và thủ tục duy trì, gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ do Chính phủ quy định
Theo đó, bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn.
Đối với việc gia hạn hiệu lực đối với bằng độc quyền giải pháp hữu ích thì hiện nay pháp luật không có quy định về vấn đề này
Tuy nhiên, chủ văn bằng có thể thực hiện duy trì hiệu lực đối với bằng độc quyền giải pháp hữu ích của mình bằng cách nộp phí, lệ phí theo quy định.
Lưu ý: Mức phí, lệ phí và thủ tục duy trì, gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ do Chính phủ quy định.
Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có được gia hạn hiệu lực hay không? Điều kiện để sáng chế được bảo hộ dưới hình thức Bằng độc quyền giải pháp hữu ích là gì? (Hình từ Internet)
Yêu cầu duy trì hiệu lực cho bằng độc quyền giải pháp hữu ích phải được nộp trong thời hạn bao lâu trước khi văn bằng hết hiệu lực?
Việc duy trì thời hạn đối bằng độc quyền giải pháp hữu ích được hướng dẫn tại Điều 30 Nghị định 65/2023/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích
1. Hồ sơ yêu cầu duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích bao gồm các tài liệu sau đây:
a) Tờ khai theo Mẫu số 07 tại Phụ lục II của Nghị định này;
b) Văn bản ủy quyền (trường hợp yêu cầu được nộp thông qua đại diện);
c) Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp).
2. Yêu cầu duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ và phí thẩm định yêu cầu duy trì hiệu lực, lệ phí duy trì hiệu lực và phí sử dụng văn bằng bảo hộ, phí đăng bạ và phí công bố phải được nộp cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp muộn nhất là 06 tháng trước ngày kết thúc kỳ hạn hiệu lực. Yêu cầu này có thể được nộp sau thời hạn quy định trên đây, nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ hạn hiệu lực trước và chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí cho mỗi tháng bị muộn theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
...
Như vậy Yêu cầu duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ giải pháp hữu ích phải được nộp cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp muộn nhất là 06 tháng trước ngày kết thúc kỳ hạn hiệu lực.
Để yêu cầu duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ giải pháp hữu ích, chủ sở hữu văn bàng cần chuẩn bị các tài liệu sau đây:
(1) Tờ khai theo Mẫu số 07 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 65/2023/NĐ-CP Tải về;
(2) Văn bản ủy quyền (trường hợp yêu cầu được nộp thông qua đại diện);
(3) Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp).
Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích khi đáp ứng được những điều kiện nào?
Căn cứ Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:
(1) Có tính mới;
(2) Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?