Ban Tuyên giáo Trung ương là cơ quan có chức năng gì? Ban Tuyên giáo Trung ương có bao nhiêu cơ quan, đơn vị trực thuộc?
Ban Tuyên giáo Trung ương là cơ quan có chức năng gì?
Căn cứ vào Điều 1 Quyết định 144-QĐ/TW năm 2018 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Ban Tuyên giáo Trung ương do Ban Chấp hành Trung ương ban hành quy định về chức năng của Ban Tuyên giáo Trung ương như sau:
Chức năng
Ban Tuyên giáo Trung ương là cơ quan tham mưu, giúp việc của Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức; về chủ trương, quan điểm và chính sách của Đảng trong lĩnh vực tuyên truyền, lý luận chính trị, lịch sử Đảng, báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ, thông tin, đối ngoại, khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, thể dục, thể thao, dân số, gia đình, trẻ em; đồng thời, là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tuyên giáo của Đảng.
Ban Tuyên giáo Trung ương là cơ quan tham mưu, giúp việc của Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức; về chủ trương, quan điểm và chính sách của Đảng trong lĩnh vực tuyên truyền, lý luận chính trị, lịch sử Đảng, báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ, thông tin, đối ngoại, khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, thể dục, thể thao, dân số, gia đình, trẻ em.
Là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tuyên giáo của Đảng.
Ban Tuyên giáo Trung ương là cơ quan có chức năng gì? (Hình từ Internet)
Ban Tuyên giáo Trung ương có bao nhiêu cơ quan, đơn vị trực thuộc?
Căn cứ vào Điều 3 Quyết định 144-QĐ/TW năm 2018 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Ban Tuyên giáo Trung ương do Ban Chấp hành Trung ương ban hành quy định về tổ chức bộ máy của Ban Tuyên giáo Trung ương như sau:
Tổ chức bộ máy
1. Lãnh đạo Ban
Ban Tuyên giáo Trung ương có Trưởng Ban và các Phó Trưởng Ban, trong đó có một số Phó Trưởng Ban kiêm nhiệm.
2. Cơ cấu tổ chức
a) Các vụ, đơn vị trực thuộc:
- Vụ Lý luận chính trị
- Vụ Tuyên truyền
- Vụ Báo chí - Xuất bản
- Vụ Văn hóa - Văn nghệ
- Vụ Khoa học và Công nghệ
- Vụ Giáo dục và Đào tạo, Dạy nghề
- Vụ Các vấn đề xã hội
- Vụ Thông tin đối ngoại và Hợp tác quốc tế
- Vụ Tổng hợp
- Vụ Tổ chức - Cán bộ
- Văn phòng
- Viện Dư luận xã hội
- Trung tâm Thông tin công tác tuyên giáo
- Tạp chí Tuyên giáo
- Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
- Cơ quan thường trực tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Cơ quan thường trực tại thành phố Đà Nẵng.
b) Các đơn vị được Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao trực tiếp quản lý;
- Hội đồng Khoa học các cơ quan đảng Trung ương
- Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương (có Tạp chí Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật)
- Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại (có Trang Thông tin đối ngoại điện tử).
3. Về biên chế
Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương thống nhất xác định biên chế của Ban Tuyên giáo Trung ương trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và đề án vị trí việc làm của Ban Tuyên giáo Trung ương; đồng thời thực hiện nghiêm nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị về tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Ngoài số biên chế theo quy định, Ban Tuyên giáo Trung ương được sử dụng chế độ chuyên gia, cán bộ biệt phái, chế độ cộng tác viên phục vụ cho công tác của Ban.
Như vậy, Ban Tuyên giáo Trung ương có các vụ, đơn vị trực thuộc như sau:
- Vụ Lý luận chính trị
- Vụ Tuyên truyền
- Vụ Báo chí - Xuất bản
- Vụ Văn hóa - Văn nghệ
- Vụ Khoa học và Công nghệ
- Vụ Giáo dục và Đào tạo, Dạy nghề
- Vụ Các vấn đề xã hội
- Vụ Thông tin đối ngoại và Hợp tác quốc tế
- Vụ Tổng hợp
- Vụ Tổ chức - Cán bộ
- Văn phòng
- Viện Dư luận xã hội
- Trung tâm Thông tin công tác tuyên giáo
- Tạp chí Tuyên giáo
- Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
- Cơ quan thường trực tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Cơ quan thường trực tại thành phố Đà Nẵng.
b) Các đơn vị được Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao trực tiếp quản lý;
- Hội đồng Khoa học các cơ quan đảng Trung ương
- Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương (có Tạp chí Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật)
- Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại (có Trang Thông tin đối ngoại điện tử).
Nhiệm vụ của Ban Tuyên giáo Trung ương được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Quyết định 144-QĐ/TW năm 2018 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Ban Tuyên giáo Trung ương do Ban Chấp hành Trung ương ban hành quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Tuyên giáo Trung ương như sau:
(1) Nghiên cứu, tham mưu:
a) Chủ trì, nghiên cứu, tham mưu về chủ trương, quan điểm, chính sách, nhiệm vụ và giải pháp của Đảng thuộc lĩnh vực tuyên giáo. Tham gia chuẩn bị dự thảo nghị quyết Đại hội Đảng: Chủ trì, phối hợp tham mưu cho Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư xây dựng các đề án, nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quyết định thuộc lĩnh vực tuyên giáo.
b) Chủ trì, phối hợp nghiên cứu, cụ thể hóa Cương lĩnh, nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng thuộc lĩnh vực tuyên giáo; tham mưu về nghiên cứu, phát triển lý luận chính trị; tổ chức tổng kết thực tiễn, nghiên cứu một số đề án thuộc lĩnh vực tuyên giáo. Tham gia ý kiến với các cơ quan nhà nước trong việc thể chế hóa và thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quyết định của Đảng thuộc lĩnh vực tuyên giáo.
c) Nghiên cứu tình hình tư tưởng trong Đảng và trong xã hội, đề xuất phương hướng, nhiệm vụ, nội dung, giải pháp xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức.
d) Nghiên cứu, tham mưu công tác tuyên truyền, giáo dục, đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Chỉ đạo hệ thống truyền thông, báo chí, xuất bản, báo cáo viên, tuyên truyền miệng trong việc tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí từ Trung ương đến địa phương tuyên truyền, nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng, sự cần thiết học tập, nghiên cứu, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
đ) Chủ trì, phối hợp nghiên cứu, tổng hợp phân tích những âm mưu, thủ đoạn và các quan điểm, tư tưởng sai trái, thù địch chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ; kịp thời đề xuất đối sách, biện pháp và chỉ đạo đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm, luận điệu, thông tin sai trái; đấu tranh với những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Chủ trì, phối hợp thống nhất đấu tranh với các luận điểm sai trái, xuyên tạc trên cả ba lĩnh vực lý luận chính trị, tư tưởng - văn hóa và văn học nghệ thuật.
(2) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát:
a) Phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Trung ương tham mưu, giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát thuộc lĩnh vực được giao.
b) Chủ trì, phối hợp hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc tổ chức học tập, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quyết định của Đảng đối với các tỉnh ủy, thành ủy, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương.
c) Chủ trì, phối hợp, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Đảng trong lĩnh vực tuyên giáo và theo phân công của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
d) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các tỉnh ủy, thành ủy và đảng ủy trực thuộc Trung ương về nội dung đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên và quần chúng ngoài đối tượng của hệ thống trường chính trị (Trung ương và các tỉnh ủy, thành ủy). Chủ trì, phối hợp kiểm tra về chính trị, tư tưởng trong giảng dạy lý luận chính trị, khoa học xã hội trong trường chính trị, hệ thống giáo dục quốc dân và trường của các ngành, đoàn thể.
đ) Định hướng tư tưởng, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát nội dung tuyên truyền và bồi dưỡng nghiệp vụ hoạt động cho hệ thống báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên dư luận xã hội từ Trung ương đến cơ sở.
e) Chủ trì, chỉ đạo định hướng, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát về chính trị, tư tưởng trong hoạt động của các cơ quan báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ, các cơ quan thông tin, tuyên truyền đối ngoại, các hội văn học - nghệ thuật, hội nhà báo, hội xuất bản, liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật ở Trung ương và địa phương. Chủ trì, phối hợp hoặc chỉ đạo, hướng dẫn ban tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy (khi cần thiết) kiểm tra về quan điểm chính trị, tư tưởng các công trình nghiên cứu khoa học; các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí, xuất bản,...
g) Chủ trì, phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan trong định hướng tư tưởng, công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện.
h) Tổ chức biên soạn, phối hợp phát hành tài liệu nội bộ phục vụ học tập nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Đảng và tài liệu phổ biến kiến thức về giáo dục lý luận chính trị,...
(3) Thẩm định:
Thẩm định các đề án, văn bản liên quan đến chủ trương, chính sách thuộc lĩnh vực tuyên giáo của các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận, tổ chức đoàn thể và các địa phương trước khi trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
(4) Tham gia, phối hợp trong công tác xây dựng tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo:
a) Phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế ban tuyên giáo các cấp.
b) Tham gia với các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương về phương hướng công tác xây dựng Đảng thuộc lĩnh vực tuyên giáo, về tổ chức bộ máy, về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển, khen thưởng, miễn nhiệm, kỷ luật đối với đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực tuyên giáo theo phân cấp quản lý.
c) Nghiên cứu và tham gia đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác tuyên giáo các cấp, các ngành, các đoàn thể.
d) Phối hợp, tham gia ý kiến với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan trong công tác tổ chức, cán bộ của các cơ quan báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ, các cơ quan thông tin, tuyên truyền đối ngoại, các hội văn học - nghệ thuật, hội nhà báo, hội xuất bản, liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật và các cơ quan Trung ương thuộc lĩnh vực phụ trách.
đ) Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về báo chí thẩm định, kiểm tra, giám sát việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí, xuất bản theo quy định của Đảng, Nhà nước.
(5) Thông tin đối ngoại và hợp tác quốc tế:
a) Chủ trì, phối hợp hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác thông tin đối ngoại.
b) Phối hợp với Ban Đối ngoại Trung ương triển khai thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tuyên giáo đối với các đảng cộng sản, đảng công nhân và một số đảng cầm quyền trên thế giới.
(6) Thực hiện một số nhiệm vụ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao:
a) Chủ trì, phối hợp đề xuất chủ trương, kế hoạch nghiên cứu, chỉ đạo, quản lý công tác nghiên cứu lý luận, giáo dục lý luận chính trị, giáo dục lịch sử truyền thống và đạo đức cách mạng. Chỉ đạo nội dung giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống trường chính trị, hệ thống trường của các ngành, đoàn thể và các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện.
b) Nghiên cứu và tham gia xây dựng chủ trương, chính sách đối với đội ngũ trí thức.
c) Xây dựng kế hoạch và quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ của các ban đảng Trung ương.
d) Thường trực và tham gia một số ban chỉ đạo Trung ương do Bộ Chính trị, Ban Bí thư phân công.
đ) Thực hiện những công việc khác do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?