Ban Tôn giáo Chính phủ có phải là cơ quan thuộc Chính phủ không? Nhà xuất bản Tôn giáo có phải là đơn vị trực thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ không?
Ban Tôn giáo Chính phủ có phải là cơ quan thuộc Chính phủ không?
Căn cứ vào Điều 1 Quyết định 32/2018/QĐ-TTg quy định về vị trí và chức năng của Ban Tôn giáo Chính phủ trực thuộc Bộ Nội vụ do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:
Vị trí và chức năng
1. Ban Tôn giáo Chính phủ là cơ quan tương đương Tổng cục trực thuộc Bộ Nội vụ, có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo trong phạm vi cả nước; thực hiện các dịch vụ công thuộc lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật.
2. Ban Tôn giáo Chính phủ là cơ quan có tư cách pháp nhân, con dấu hình Quốc huy, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, có trụ sở làm việc tại thành phố Hà Nội.
Như vậy, tuy tên gọi là Ban Tôn giáo Chính phủ nhưng Ban Tôn giáo Chính phủ là cơ quan tương đương Tổng cục trực thuộc Bộ Nội vụ.
- Ban Tôn giáo Chính phủ thực hiện các chức năng sau:
+ Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo trong phạm vi cả nước;
+ Thực hiện các dịch vụ công thuộc lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật.
Về nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Ban Tôn giáo Chính phủ thì anh có thể tham khảo tại Điều 2 Quyết định 32/2018/QĐ-TTg.
Ban Tôn giáo Chính phủ (Hình từ Internet)
Nhà xuất bản Tôn giáo có phải là đơn vị trực thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ không?
Căn cứ vào Điều 3 Quyết định 32/2018/QĐ-TTg quy định về cơ cấu tổ chức của Ban Tôn giáo Chính phủ trực thuộc Bộ Nội vụ do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Công giáo.
2. Vụ Phật giáo.
3. Vụ Tin lành.
4. Vụ Cao đài.
5. Vụ Tín ngưỡng và các tôn giáo khác.
6. Vụ Quan hệ quốc tế.
7. Vụ Pháp chế - Thanh tra,
8. Vụ Tổ chức cán bộ.
9. Vụ Công tác tôn giáo phía Nam.
10. Văn phòng.
11. Viện Nghiên cứu Chính sách Tôn giáo.
12. Tạp chí Công tác Tôn giáo.
13. Trung tâm Thông tin.
14. Nhà xuất bản Tôn giáo.
Tại Điều này, các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 10 là các đơn vị hành chính giúp Trưởng ban thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước; các đơn vị quy định từ khoản 11 đến khoản 14 là các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Ban Tôn giáo Chính phủ.
Như vậy, Nhà xuất bản Tôn giáo là đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Ban Tôn giáo Chính phủ.
Lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ là những ai? Lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ do ai bổ nhiệm và miễn nhiệm?
Căn cứ vào Điều 4 Quyết định 32/2018/QĐ-TTg quy định về lãnh đạo của Ban Tôn giáo Chính phủ trực thuộc Bộ Nội vụ do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:
Lãnh đạo Ban
1. Ban Tôn giáo Chính phủ có Trưởng ban và không quá 03 Phó Trưởng ban. Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình chỉ công tác Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ trưởng Bộ Nội vụ bổ nhiệm, miễn nhiệm các Phó Trưởng ban theo đề nghị của Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ. Các Phó Trưởng ban chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và trước pháp luật về các lĩnh vực công tác được phân công.
3. Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Ban; tuyển dụng, sử dụng, quản lý, công chức, viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý; bổ nhiệm, miễn nhiệm công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc Ban; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Ban theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Ban Tôn giáo Chính phủ có Trưởng ban và không quá 03 Phó Trưởng ban. Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình chỉ công tác Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ bổ nhiệm, miễn nhiệm các Phó Trưởng ban theo đề nghị của Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?