Ban Thường vụ tỉnh ủy có quyền ban hành các loại văn bản nào? Các thành phần thể thức bắt buộc của văn bản?
Ban Thường vụ tỉnh ủy có quyền ban hành các loại văn bản nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Quy định 66-QĐ/TW năm 2017 về thẩm quyền ban hành văn bản của Đảng quy định như sau:
Các cơ quan lãnh đạo đảng cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh)
1-Đại hội đại biểu đảng bộ cấp tỉnh, thành phố ban hành:
a) Đại hội
- Nghị quyết.
- Quy chế.
- Thông báo.
- Thông cáo.
- Chương trình.
- Công văn.
- Biên bản.
b) Đoàn chủ tịch
- Thông báo.
- Báo cáo.
- Chương trình.
- Công văn.
- Biên bản.
c) Đoàn Thư lý
- Báo cáo.
- Chương trình.
- Công văn.
- Biên bản.
d) Ban Thẩm tra tư cách đại biểu
Báo cáo.
e) Ban Kiểm phiếu
Báo cáo.
2- Ban Chấp hành đảng bộ tỉnh, thành phố (gọi tắt là tỉnh ủy, thành ủy) ban hành:
- Nghị quyết.
- Quyết định.
- Kết luận.
- Quy chế.
- Quy định.
- Thông báo.
- Thông cáo.
- Báo cáo.
- Kế hoạch.
- Quy hoạch.
- Chương trình.
- Đề án.
- Phương án.
- Dự án.
- Tờ trình.
- Công văn.
- Biên bản.
3- Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy ban hành:
- Nghị quyết.
- Quyết định.
- Chỉ thị.
- Kết luận.
- Quy chế.
- Quy định.
- Thông tri.
- Hướng dẫn.
- Thông báo.
- Báo cáo.
- Kế hoạch.
- Quy hoạch.
- Chương trình.
- Đề án.
- Phương án.
- Dự án.
- Tờ trình.
- Công văn.
- Biên bản.
Theo quy định nêu trên thì Ban Thường vụ tỉnh ủy có thẩm quyền ban hành các loại văn bản sau đây:
- Nghị quyết.
- Quyết định.
- Chỉ thị.
- Kết luận.
- Quy chế.
- Quy định.
- Thông tri.
- Hướng dẫn.
- Thông báo.
- Báo cáo.
- Kế hoạch.
- Quy hoạch.
- Chương trình.
- Đề án.
- Phương án.
- Dự án.
- Tờ trình.
- Công văn.
- Biên bản.
Các văn bản của Đảng do Ban Thường vụ tỉnh ủy có quyền ban hành bắt buộc phải được viết bằng tiếng Việt không?
Theo quy định tại Điều 2 Quy định 66-QĐ/TW năm 2017 quy định về việc ban hành văn bản của Đảng như sau:
Ban hành văn bản
Các cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng ban hành văn bản phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Các văn bản của Đảng phải được viết bằng tiếng Việt, ngôn ngữ sử dụng trong văn bản của Đảng phải chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với thể loại và đúng về thể thức.
Căn cứ trên quy định các văn bản của Đảng phải được viết bằng tiếng Việt, ngôn ngữ sử dụng trong văn bản của Đảng phải chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với thể loại và đúng về thể thức.
Như vậy, các văn bản của Đảng do Ban Thường vụ tỉnh ủy có quyền ban hành bắt buộc phải được viết bằng tiếng Việt.
Ban Thường vụ tỉnh ủy có quyền ban hành các loại văn bản nào? Các thành phần thể thức bắt buộc của văn bản? (Hình từ Internet)
Các thành phần thể thức bắt buộc văn bản của Đảng do Ban Thường vụ tỉnh ủy ban hành được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 15 Quy định 66-QĐ/TW năm 2017 quy định về các thành phần thể thức bắt buộc của mỗi văn bản chính thức của Đảng như sau:
Các thành phần thể thức bắt buộc
Mỗi văn bản chính thức của Đảng bắt buộc phải có đủ các thành phần thể thức sau đây:
1- Tiêu đề “ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM”.
2- Tên cơ quan ban hành văn bản.
3- Số và ký hiệu văn bản.
4- Địa danh và ngày tháng năm ban hành văn bản.
5- Tên loại văn bản và trích yếu nội dung văn bản.
6- Phần nội dung văn bản.
7- Quyền hạn, chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.
8- Dấu cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
9- Nơi nhận văn bản.
Theo quy định nêu trên thì mỗi văn bản chính thức do Ban Thường vụ tỉnh ủy ban hành bắt buộc phải có đủ các thành phần thể thức sau đây:
- Tiêu đề “ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM”.
- Tên cơ quan ban hành văn bản.
- Số và ký hiệu văn bản.
- Địa danh và ngày tháng năm ban hành văn bản.
- Tên loại văn bản và trích yếu nội dung văn bản.
- Phần nội dung văn bản.
- Quyền hạn, chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.
- Dấu cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
- Nơi nhận văn bản.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 16 Quy định 66-QĐ/TW năm 2017 có quy định các thành phần thể thức bổ sung của văn bản của Đảng như sau:
Các thành phần thể thức bổ sung
Ngoài các thành phần thể thức bắt buộc được quy định tại Điều 15, đối với từng văn bản cụ thể. Tùy theo nội dung và tính chất, có thể bổ sung các thành phần thể thức sau đây:
1- Dấu chỉ mức độ mật (mật, tối mật, tuyệt mật).
2- Dấu chỉ mức độ khẩn (khẩn, thượng khẩn, hỏa tốc hẹn giờ).
3- Các chỉ dẫn về phạm vi phổ biến, giao dịch, bản thảo và tài liệu hội nghị.
Các thành phần thể thức bổ sung do người ký văn bản quyết định.
Theo đó, ngoài các thành phần thể thức bắt buộc được quy định tại Điều 15, đối với từng văn bản cụ thể.
Tùy theo nội dung và tính chất, có thể bổ sung các thành phần thể thức sau đây:
- Dấu chỉ mức độ mật (mật, tối mật, tuyệt mật).
- Dấu chỉ mức độ khẩn (khẩn, thượng khẩn, hỏa tốc hẹn giờ).
- Các chỉ dẫn về phạm vi phổ biến, giao dịch, bản thảo và tài liệu hội nghị.
Các thành phần thể thức bổ sung do người ký văn bản quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?