Ban Thường vụ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam là cơ quan như thế nào?
- Ban Thường vụ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam là cơ quan như thế nào?
- Chế độ họp của Ban Thường vụ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam như thế nào?
- Ai có thẩm quyền bầu, miễn nhiệm Chủ tịch Ban Thường vụ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương?
Ban Thường vụ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam là cơ quan như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 25 Điều lệ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 422/QĐ-TTg năm 2021 quy định như sau:
Ban Thường vụ
1. Ban Thường vụ là cơ quan chỉ đạo hoạt động của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương giữa hai kỳ hội nghị Ban Chấp hành.
...
Theo đó, Ban Thường vụ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam là cơ quan chỉ đạo hoạt động của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương giữa hai kỳ hội nghị Ban Chấp hành.
Ban Thường vụ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam là cơ quan như thế nào? (Hình từ internet)
Chế độ họp của Ban Thường vụ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 25 Điều lệ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 422/QĐ-TTg năm 2021 quy định như sau:
Ban Thường vụ
...
2. Ban Thường vụ họp thường kỳ 06 (sáu) tháng một lần, họp bất thường khi có yêu cầu của Chủ tịch hoặc của trên 1/2 (một phần hai) tổng số Ủy viên Ban Thường vụ.
...
Theo quy định nêu trên thì Ban Thường vụ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam họp thường kỳ 06 (sáu) tháng một lần.
Ban Thường vụ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam họp bất thường khi có yêu cầu của Chủ tịch hoặc của trên 1/2 (một phần hai) tổng số Ủy viên Ban Thường vụ.
Ai có thẩm quyền bầu, miễn nhiệm Chủ tịch Ban Thường vụ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương?
Theo khoản 3 Điều 25 Điều lệ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 422/QĐ-TTg năm 2021 quy định như sau:
Ban Thường vụ
...
3. Ban Thường vụ có nhiệm vụ và quyền hạn:
a) Cụ thể hóa các quyết định của Ban Chấp hành, tổ chức chỉ đạo và thực hiện các quyết định đó; hướng dẫn thực hiện quy chế tổ chức và hoạt động Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương;
b) Kiểm tra việc thực hiện phương hướng, nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch hoạt động của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương;
c) Chuẩn bị nội dung cho hội nghị Ban Chấp hành;
d) Quyết định kết nạp hoặc cho thôi tư cách tổ chức thành viên;
đ) Thông qua danh sách trình Ban Chấp hành Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương bầu, miễn nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký (hoặc Ủy viên Thư ký), Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành;
e) Bầu đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.
4. Hoạt động của Ban Thường vụ được quy định tại quy chế do Ban Chấp hành thông qua.
Căn cứ trên quy định Ban Thường vụ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Cụ thể hóa các quyết định của Ban Chấp hành, tổ chức chỉ đạo và thực hiện các quyết định đó; hướng dẫn thực hiện quy chế tổ chức và hoạt động Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương;
- Kiểm tra việc thực hiện phương hướng, nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch hoạt động của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương;
- Chuẩn bị nội dung cho hội nghị Ban Chấp hành;
- Quyết định kết nạp hoặc cho thôi tư cách tổ chức thành viên;
- Thông qua danh sách trình Ban Chấp hành Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương bầu, miễn nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký (hoặc Ủy viên Thư ký), Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành;
- Bầu đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.
Lưu ý: Hoạt động của Ban Thường vụ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương được quy định tại quy chế do Ban Chấp hành thông qua.
Bên cạnh đó, theo điểm c khoản 3 Điều 24 Điều lệ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 422/QĐ-TTg năm 2021 quy định như sau:
Ban Chấp hành
...
3. Ban Chấp hành có nhiệm vụ và quyền hạn:
a) Thảo luận và thông qua báo cáo của Ban Thường vụ, quyết định chương trình và kế hoạch hoạt động hàng năm giữa hai kỳ hội nghị Ban Chấp hành;
b) Thông qua số lượng, danh sách Ban Thường vụ và thay đổi nhân sự Ban Thường vụ theo đề nghị của Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương;
c) Bầu, miễn nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký (hoặc Ủy viên Thư ký), Ủy viên Ban Thường vụ; bổ sung, thay đổi, miễn nhiệm Ủy viên Ban Chấp hành. Số Ủy viên Ban Chấp hành bầu bổ sung không được vượt quá 1/3 (một phần ba) tổng số Ủy viên Ban Chấp hành đã được Đại hội quyết định;
d) Quyết định Quy chế làm việc của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Quy chế khen thưởng, kỷ luật của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương;
đ) Chuẩn bị Đại hội đại biểu Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương nhiệm kỳ tiếp theo;
e) Triệu tập Đại hội đại biểu bất thường khi có yêu cầu của ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số Ủy viên Ban Chấp hành hoặc của ít nhất 1/2 (một phần hai) tổng số tổ chức thành viên.
...
Như vậy, Ban Chấp hành Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương có thẩm quyền bầu, miễn nhiệm Chủ tịch Ban Thường vụ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?