Ban Thường vụ Hội doanh nhân tư nhân Việt Nam có thể yêu cầu tổ chức họp Ban chấp hành bất thường hay không?
Ban Thường vụ hay ban chấp hành Hội doanh nhân tư nhân Việt Nam sẽ có trách nhiệm kết nạp hội viên cho Hội?
Căn cứ Điều 8 Điều lệ Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 797/QĐ-BNV năm 2013 quy định về hội viên Hội như sau:
Hội viên, tiêu chuẩn hội viên
...
2. Tiêu chuẩn hội viên chính thức:
a) Là doanh nhân tư nhân;
b) Tán thành Điều lệ Hội;
c) Tự nguyện viết đơn xin gia nhập Hội;
d) Đóng hội phí theo quy định của Hội;
đ) Được Ban Thường vụ Hội công nhận là hội viên của Hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội;
e) Các cá nhân chỉ chính thức trở thành hội viên của Hội sau khi đã hoàn thành thủ tục đóng hội phí gia nhập Hội và nhận được thẻ hội viên của Hội.
Bên canh đó, tại Điều 11 Điều lệ Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 797/QĐ-BNV năm 2013 quy định quy định về thẩm quyền kết nạp hội viên; thủ tục ra khỏi Hội như sau:
Thủ tục, thẩm quyền kết nạp hội viên; thủ tục ra khỏi Hội
1. Thủ tục, thẩm quyền kết nạp hội viên:
a) Các doanh nhân tư nhân là công dân Việt Nam có đủ tiêu chuẩn theo quy định Điều lệ Hội, có nguyện vọng gia nhập Hội thì làm đơn gia nhập Hội theo mẫu do Hội quy định; sơ yếu lý lịch tự khai và tự chịu trách nhiệm và 01 ảnh gửi Văn phòng Hội;
b) Văn phòng Hội tổng hợp, báo cáo Ban Thường vụ Hội. Căn cứ quy chế làm việc, Ban Thường vụ Hội ra quyết định kết nạp hội viên và thông báo đến Ban Chấp hành Hội tại kỳ họp gần nhất của Ban Chấp hành;
c) Sau khi nhận được quyết định kết nạp hội viên của Ban Thường vụ Hội, hội viên đóng hội phí theo quy định và được cấp thẻ hội viên của Hội.
...
Ngoài ra, tại Điều 15 Điều lệ Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 797/QĐ-BNV năm 2013 cũng có quy định về quyền hạn của Ban Thường vụ như sau:
Ban Thường vụ
...
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thường vụ:
a) Giúp Ban Chấp hành triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội, Điều lệ Hội; tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành; lãnh đạo hoạt động của Hội giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành;
b) Chuẩn bị nội dung và quyết định triệu tập họp Ban Chấp hành;
c) Quyết định thành lập các tổ chức, đơn vị trực thuộc Hội theo nghị quyết của Ban Chấp hành; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh đạo các tổ chức, đơn vị thuộc Hội theo đúng quy định của pháp luật và Điều lệ Hội;
d) Kết nạp, xem xét cho ra hội; khen thưởng, kỷ luật hội viên.
...
Từ các quy định trên thì việc kết nạp hội viên Hội doanh nhân tư nhân Việt Nam sẽ do Ban Thường vụ thực hiện.
Ban Thường vụ Hội doanh nhân tư nhân Việt Nam có thể yêu cầu tổ chức họp Ban chấp hành bất thường hay không? (Hình từ Internet)
Ban Thường vụ Hội doanh nhân tư nhân Việt Nam có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Căn cứ Điều 15 Điều lệ Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 797/QĐ-BNV năm 2013 quy định về nhiệm kỳ của Ban Thường vụ như sau:
Ban Thường vụ
1. Ban Thường vụ Hội do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Chấp hành; Ban Thường vụ Hội gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các ủy viên. Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Thường vụ do Ban Chấp hành quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Thường vụ cùng với nhiệm kỳ Đại hội.
...
Dẫn chiếu Điều 13 Điều lệ Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 797/QĐ-BNV năm 2013 về Đại hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam như sau:
Đại hội
1. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Đại hội (Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường). Đại hội được tổ chức 05 (năm) năm một lần, do Ban Chấp hành triệu tập.
Đại hội bất thường được triệu tập khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số ủy viên Ban Chấp hành hoặc có ít nhất 1/2 (một phần hai) tổng số hội viên chính thức có đề nghị bằng văn bản.
....
Theo quy định thì nhiệm kỳ của Ban Thường vụ cùng với nhiệm kỳ Đại hội. Như vậy, Ban Thường vụ Hội doanh nhân tư nhân Việt Nam có nhiệm kỳ là 05 năm.
Ban Thường vụ Hội doanh nhân tư nhân Việt Nam có thể yêu cầu tổ chức họp bất thường Ban chấp hành hay không?
Căn cứ Điều 14 Điều lệ Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 797/QĐ-BNV năm 2013 quy định về nguyên tắc hoạt động Ban Chấp hành như sau:
Ban Chấp hành
...
3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Chấp hành:
a) Ban Chấp hành hoạt động theo Quy chế của Ban Chấp hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội;
b) Ban Chấp hành họp mỗi năm 02 (hai) lần, có thể họp bất thường khi có yêu cầu của Ban Thường vụ hoặc trên 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên Ban Chấp hành đề nghị;
c) Các cuộc họp Ban Chấp hành là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) số ủy viên Ban Chấp hành tham gia dự họp. Ban Chấp hành có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc quy định hình thức biểu quyết do Ban Chấp hành quyết định;
d) Các nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành được thông qua khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số ủy viên Ban Chấp hành dự họp biểu quyết tán thành.
Như vậy, khi có vấn đề cần giải quyết đột xuất thì Ban Thường vụ Hội doanh nhân tư nhân Việt Nam có thể yêu cầu tổ chức họp bất thường Ban chấp hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xác nhận công nợ là gì? Mẫu biên bản xác nhận công nợ cuối năm file Word? Công nợ có phải nợ công hay không?
- Phân loại biển số xe 2025? Quy định về biển số xe 2025 thế nào? Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ ra sao?
- Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không được cấp chứng chỉ hành nghề thú y có đúng không?
- Hội do Đảng Nhà nước giao nhiệm vụ hoạt động trong phạm vi toàn quốc được xác định có những hội nào?
- Mẫu Email thông báo đi làm lại sau nghỉ thai sản? Lao động nữ đang nghỉ thai sản có được nhận tiền lương tháng 13 không?